Hướng dẫn trả lời:
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy.
Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy vẻ kiều mị, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình nũng nịu đòi sự chăm sóc chiều chuộng của chồng vẫn thật dễ thương. Tất cả đều được quan sát bằng một đôi mắt thật tinh tế và một ngòi bút miêu tả thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng chỉ được bộc lộ một cách kín đáo. Chính vì vậy mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong bài thơ mới mang những nét riêng đặc sắc. Ngày nay, những lời nói, cử chỉ hồn nhiên kia đối với con người Việt Nam hiện đại là quá đỗi bình thường, thậm chí chẳng có mấy ý nghĩa đặc biệt. Nhưng với thời bấy giờ, khi mà xã hội phong kiến Việt Nam còn bó buộc trong những quan điểm bảo thủ, thiển cận trong những lối tự tôn lố bịch, mù quáng thì việc tán thưởng, đồng tình với một vẻ đẹp xa lạ như thế là hành vi nghệ thuật thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại.
“Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, thì tiếng nói của anh mới truyền cảm sâu sắc được cho người khác”.
(Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi, Tiểu luận – Bút kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, in trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 52)
Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ.
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh thơ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của bài thơ, quyết định độ hay, sâu sắc của bài thơ. Hình ảnh giúp nhà thơ hiện thực hóa ý nghĩ hay tình cảm vốn là cái có tính trừu tượng tồn tại trong hoạt động tinh thần của mình. Hình ảnh trong thơ cũng là giúp yếu tố chủ quan (thuộc về ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ) và yếu tố khách quan (thuộc về đời sống bên ngoài) được kết hợp với nhau một cách hài hoà. Hình ảnh là yếu tố then chốt truyền cảm xúc của bài thơ đến người đọc.