Hướng dẫn trả lời
Lòng chung thủy là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao thế hệ nay. Chung thủy nghĩa là sự son sắc một lòng trong mọi hoàn cảnh,dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay được sống hạnh phúc ta vẫn không thay lòng đổi dạ. Lòng chung thủy được biểu hiện qua rất nhiều mối quan hệ như vợ chòng, bạn bè,.... Khi có lòng chung thủy mối quan hệ của mọi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong mối quan hệ vợ chồng lòng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc. Trong tình bạn nếu có lòng thủy chung thì chắc hẳn tình bạn sẽ được kéo dài và bền vững hơn bao giờ hết. Con người muốn có muốn quan hệ lâu bền thì phải dùng trái tim để đối đáp với nhau. Long chung thủy chính là một thước đo của phẩm chất. Một con người có lòng chung thủy sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và kính trọng. Vậy mà trong cuộc sống hiện nay vẫn còn rất nhiều những con người thiếu đi sự trung thủy, ngoại tình, lừa gạt mọi người xung quanh. Đó là những con người đáng lên án và loại bỏ. Tóm lại lòng thủy chung là quý giá nên chúng ta hãy rèn luyện đức tính này để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
(Sưu tầm)
Hướng dẫn trả lời
1. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Nêu ra vấn đề cần bàn luận: “Bạn có thực sự vô can trước một số điều chưa tốt đẹp đã và đang diễn ra trong cuộc sống?”
2. Thân bài
- Phân tích khái niệm:
Giải thích từ “vô can”: không liên quan không dính dáng, không phải chịu trách nhiệm.
Giải thích người vô can là gì: Người tự cho mình vô can thường tin chắc rằng họ không phải chịu trách nhiệm gì về một số điều chưa tốt đẹp đã và đang diễn ra.
-> Giải thích vấn đề đang bàn luận
- Phân tích những điều chưa tốt đẹp
(Ta thường đưa ra lí lẽ nào để biện bạch, cho rằng mình vô can? Xét ở bề đó là gì? Xét ở bề mặt, những điều chưa tốt đẹp ấy có liên quan gì đến trách nhiệm sâu, sự không vô can của ta thể hiện ở điểm nào? Ta có thể là kẻ đứng ngoài trước mọi vấn đề của đời sống được không?)
- Giải pháp
(Ta phải làm gì trong điều kiện của mình để có thể hạn chế, ngăn chặn những điều chưa tốt đẹp?...)
3. Kết bài
- Khái quát lại nội dung
- Bài học nhận thức