Soạn siêu ngắn kinh tế pháp luật 11 CTST bài 6 Ý tưởng và cơ hội kinh doanh

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn kinh tế pháp luật 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 6 Ý tưởng và cơ hội kinh doanh . Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?

Em có nhận xét như thế nào về sự sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu của chủ thể kinh doanh qua các hình ảnh sau?

Hướng dẫn trả lời:

Từ một nguồn nguyên liệu, các chủ thể kinh doanh có thể tạo ra được rất nhiều sản phẩm khác nhau, thể hiện sự sáng tạo và đổi mới không ngừng về sản phẩm

KHÁM PHÁ

1. Ý tưởng kinh doanh 

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

     Trường hợp 1

    Chị T chia sẻ, hương vị của rong mơ gắn bó với chị từ những ngày còn ấu thơ. Thay vì chuẩn bị các loại nước ngọt, sữa để bố mang theo khi đi biển thì và và mẹ của chị T thường nấu nước rong mơ. Vì thế, chị T đã ấp ủ ý tưởng làm nước rong mơ để phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên ở quê nhà. Từ ý tưởng ban đầu, chị T đã tự tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời sản phẩm nước rong mơ có hương vị phù hợp với nhiều người. Không chỉ là nước uống giải khát, sản phẩm nước rong mơ của chị T còn có nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Hiện nay, các nhà phân phối tại nhiều địa phương đã kết nối và sẵn sàng mua nước rong mơ với số lượng lớn để phân phối trên thị trường. Nhờ ý tưởng kinh doanh sáng tạo của chị T đã tạo ra một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, chất lượng đảm bảo mà giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng,...

     Trường hợp 2

     Sau khi tốt nghiệp đại học, anh T trở về quê nhà mở trung tâm giảng dạy vì anh hiểu được những khó khăn của các em học sinh trong việc học tiếng anh. Để thu hút học sinh, anh T cùng các bạn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dạy học như: thiết kế nội dung giảng dạy gắn liền với văn hóa địa phương; phối hợp với các trung tâm uy tín để hỗ trợ phát triển chương trình; tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia,... trung tâm của anh T được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em theo học. Nhờ đó, các em học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống và lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

- Em hãy cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại lợi ích gì cho họ?

- Theo em, các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng như thế nào? Em hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh?

Hướng dẫn trả lời:

- Ý tưởng kinh doanh của chị T và anh H đã mang lại những lợi nhuận về kinh tế cho bản thân họ, cùng với đó cũng giúp đỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống sức khỏe của cộng đồng, cung cấp kiến thức cần thiết cho các em nhỏ.

- Các chủ thể sản xuất muốn cạnh tranh được trên thị trường cần có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với những sản phẩm, dịch vụ đã có sẵn trên thị trường

- Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ hành động, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

2. Cơ hội kinh doanh 

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

     Trường hợp 1

      Khi nhận thấy việc sản xuất, kinh doanh bao bì có nhiều điều kiện thuận lợi như: nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới;... ông V quyết định đầu tư vào sản xuất bao bì. Ông đã lên kế hoạch và xây dựng mục tiêu để trở thành một doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ vào các lợi thế có được, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp của ông V đã đạt được doanh thu cao. Ông lại có thêm điều kiện để tái đầu tư cho hệ thống sản xuất bao bì của mình.

      Trường hợp 2

     Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ làm cho tuổi thọ của các sản phẩm điện tử ngày nay thường rất ngắn. Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử,... anh A nghĩ cơ hội kinh doanh đã đến và tham gia kinh doanh ngay vào lĩnh vực tái chế, xử lí rác điện tử. Sau vài năm, doanh nghiệp của anh đã mang về nguồn lợi lớn. Không những thế, anh đã đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Đặc biệt công việc kinh doanh của anh còn góp phần vào việc nâng cao ý thức xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường cho mọi người xung quanh và phòng chống tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Em hãy cho biết điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên.

- Cho biết những điều kiện cần thiết để dẫn đến một cơ hội kinh doanh. Em hiểu thế nào là cơ hội kinh doanh?

Hướng dẫn trả lời:

- Điều kiện dẫn đến cơ hội kinh doanh của ông V và anh A trong hai trường hợp trên:

  • Ông V: nhiều điều kiện thuận lợi: nhu cầu đóng gói các sản phẩm tăng cao vì các ngành tiêu dùng, thương mại điện tử,... phát triển mạnh; sản phẩm sản xuất ra có thể xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

  • Anh A: Nhận thấy trong điều kiện rác thải điện tử ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, xử lí còn nhiều hạn chế; trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xử lí rác điện tử.

- Cơ hội kinh doanh là những điều kiện thuận lợi bao gồm hoàn cảnh, mục tiêu, phương hướng và tài chính để tạo ra lợi nhuận. 

3. Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

      Trường hợp 1

     Sau khi khảo sát, đánh giá được nhu cầu thị trường và nguồn nguyên - vật liệu tại địa phương, anh H quyết định thành lập doanh nghiệp thủ công mĩ nghệ. Anh xây dựng ý tưởng kinh doanh, làm cơ sở định hướng cho các hoạt động như tuyển dụng nhân sự; cách thức triển khai hoạt động; kiểm tra, giám sát;... Anh dựa vào yêu cầu của sản phẩm trên thị trường để quyết định phương án đầu tư máy móc thiết bị; lên kế hoạch cho đầu ra của sản phẩm từ việc quảng bá đến hệ thống phản phối sản phẩm;... Vì vậy, anh không bị thụ động trong việc triển khai ý tưởng kinh doanh. Doanh nghiệp của anh đã thành công và mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, người lao động cũng như nền kinh tế địa phương.

      Trường hợp 2

     Khi thương hiệu gốm thủ công của gia đinh chị A được người tiêu dùng yêu thích, nhiều đối tác đã đề nghị đầu tư vốn để chuyển đổi sang mô hình gốm công nghiệp, tạo ra sản lượng và lợi nhuận lớn. Đồng thời, các đơn vị dạy nghề cũng đề nghị chị liên kết đào tạo. Sau khi xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh, chị quyết định từ chối đầu tư. Chị lựa chọn hướng đi liên kết đào tạo vì muốn giữ gìn và phát triển nghề gốm thủ công của gia đình. Nhờ vào việc hoạch định và thực hiện tốt ý tưởng đào tạo nghề gốm, chị A đã có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất. Quyết định của chị không những tạo ra sự thành công trong kinh doanh và lĩnh vực đào tạo mà còn bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống.

- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến những kết quả gì cho anh H? Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của anh H?

- Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội?

Hướng dẫn trả lời:

- Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đã đem đến cho anh H thành công và mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, người lao động cũng như nền kinh tế địa phương. Nếu anh H không xây dựng ý tưởng kinh doanh thì doanh nghiệp của anh H sẽ bị thất bại và không đem lại lợi nhuận, lợi ích.

- Cơ hội kinh doanh cung cấp cho các doanh nghiệp các cơ sở để phát triển và khai thác ý tưởng kinh doanh của họ. 

- Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích 

  • Cho chị A: có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất.

  • Cho xã hội: bước đầu mở ra một làng nghề truyền thống.

4. Ý nghĩa của ý tưởng kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

    Bưởi là loại trái cây được yêu thích trên thị trường vào dịp lễ, tết. Tuy nhiên, hằng năm giá bưởi bán tại vườn chưa cao khiến ông P rất lo lắng. Ông nảy ra ý tưởng tạo những hình thù mới lạ, có ý nghĩa cho trái bưởi. Vậy là những trái bưởi có hình hồ lô, hình vuông; trên quả có khắc đồng tiền vàng, hình Đức Phật, bản đồ Việt Nam,... đã ra đời. Ý tưởng về sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và sức sáng tạo của con người đã tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của ông P trên thị trường vào dịp lễ, tết và mang lại thu nhập cao cho ông. Ông P còn hướng dẫn cho người dân để tạo nên một vùng trồng bưởi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

- Em hãy nêu giá trị mà ông P đạt được từ ý tưởng kinh doanh của mình.

- Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể kinh tế?

Hướng dẫn trả lời:

- Từ ý tưởng kinh doanh, ông P đã tăng lợi thế cạnh tranh cho những trái bưởi của mình trên thị trường vào dịp lễ, tết và mang lại thu nhập cao cho ông.

- Ý nghĩa đối với các chủ thể kinh tế:

  • Là cơ sở định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,..

  • Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

5. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

       THÔNG TIN

      Kinh doanh thường bắt đầu từ những trăn trở, những ý tưởng mới có thể giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống. Chính những điều này sẽ khiến chúng ta sẽ thúc đẩy tìm tòi và sáng tạo một cách mãnh liệt. Mỗi ý tưởng kinh doanh dù nhỏ đều đáng quý bởi điều đó thể hiện sự năng động, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân.

(Theo Báo điện tử Chính phủ, Ý tưởng khởi nghiệp thể hiện khát vọng vươn lên, ngày 08 - 10 - 2022)

        Trường hợp

        Nhu cầu về mặt hàng nấm trên thị trường thực phẩm tại Việt Nam khá cao. Với chuyên môn là kĩ sư nông nghiệp, chị C đã nảy ra ý tưởng trồng nấm. Chị phác thảo mô hình kinh doanh từ trang trại đến bàn ăn. Dù trải qua nhiều lần thất bại nhưng chí không nản chí, vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình. Sau bốn năm, bằng đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được, chị C đã cho ra thị trường những sản phẩm nấm chất lượng cao, giá cả phải chăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm đã có vị thế mới, tăng sức cạnh tranh cũng như cơ hội xuất khẩu sang các nước lân cận.

- Nguồn nào giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C?

- Em còn biết các nguồn nào khác tạo ra ý tưởng kinh doanh?

Hướng dẫn trả lời:

- Nguồn giúp tạo ra ý tưởng kinh doanh của chị C: đam mê, khát vọng và sức sáng tạo dồi dào cùng nguồn vốn huy động được

- Ý tưởng kinh doanh có thể được tạo ra từ:

  • Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực,...

  • Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

b. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

c. Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh.

d. Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi.

e. Xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

Hướng dẫn trả lời:

Em đồng tình với nhận định:

  • b. Bởi vì ý tưởng kinh doanh là một khởi đầu quan trọng để thành công của một doanh nghiệp. Nó cung cấp một khung làm việc đặc biệt để định hình các hoạt động của doanh nghiệp và định hướng quản trị của doanh nghiệp với hướng đến mục tiêu phát triển.

  • d. Bởi vì có rất nhiều cơ hội kinh doanh khả thi trên thị trường, tuy nhiên, mỗi cơ hội có thể có các tính năng khác nhau, và không phải mọi cơ hội đều mang lại kết quả thành công.

  • e. Bởi vì xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong quyết định thành công của một doanh nghiệp. Việc xem xét các dữ liệu và phân tích dữ liệu liên quan đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và thực hiện những quyết định hợp lý.

Em không đồng tình với nhận định;

  • a. Bởi vì ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận chứ không phải lợi nhuận cao nhất.

  • c. Bởi vì ý tưởng kinh doanh cần cho doanh nghiệp trong bất kì thời điểm nào không phải chỉ khi mới thành lập.

Câu 2: Em hãy nhận xét về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:

      Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng  nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vi đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Ý tưởng kinh doanh của anh V sáng tạo, đổi mới, độc đáo, đột phá không chỉ có tiềm năng tài chính mà còn mang lại nheièu giá trị cho xã hội và môi trường như tạo công ăn việc làm cho bà con, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương và công cuộc bảo vệ môi trường.

Câu 3: Em hãy giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau:

      Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tính vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lí chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới.

Hướng dẫn trả lời:

Công ty A đã nắm bắt được cơ hội kinh doanh qua nhu cầu trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm tốt… và phát triển cơ hội này qua những đánh giá của khách hàng. Lựa chọn cơ hội kinh doanh hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về tính bền vững, hấp dẫn, thời điểm…

Câu 4: Em hãy phân tích ý tưởng kinh doanh trong trường hợp sau:

      Sự bùng nổ của Internet và kỉ nguyên số đã làm cho ngành Marketing dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số. Marketing trực tuyến giúp tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất và mở ra không ít cơ hội việc làm. Doanh nghiệp đã ứng dụng Marketing trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây được xem là giải pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đặc biệt, Marketing trực tuyến còn giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình trên toàn cầu. Điều này cho phép các doanh nghiệp nhỏ tìm đối tượng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ cơ hội này, chị B đã lập kế hoạch phát triển công việc Marketing trực tuyến của mình từ việc lên ý tưởng, xây dựng chiến dịch Marketing trên các công cụ trực tuyến. Chị tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để thực hiện chiến dịch tối ưu website, đăng tải bài viết lên các trang mạng xã hội, chạy quảng cáo,... nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Chị B còn tổng hợp dữ liệu, làm báo cáo về hiệu quả, năng suất, ưu - nhược điểm của chiến dịch Marketing, rút kinh nghiệm từ các chiến dịch đã hoàn thành. Nhờ đó, chị được nhiều đối tác tín nhiệm và kí hợp đồng.

Hướng dẫn trả lời:

Chị B đã có một ý tưởng kinh doanh độc đáo và hiệu quả trong lĩnh vực Marketing trực tuyến. Việc chị nhận biết sớm tiềm năng của Internet và Marketing trực tuyến đã giúp chị tạo ra không chỉ thu nhập cá nhân mà còn cơ hội làm việc cho nhiều người khác. Chị đã tập trung vào hiệu quả và giá trị thực sự cho khách hàng, và kết quả là chị đã đạt được sự tín nhiệm từ đối tác và khách hàng, đồng thời góp phần vào sự phát triển của ngành Marketing trực tuyến.

Câu 5: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

     Sau khi tốt nghiệp đại học, chị P xin bố mẹ một khoản vốn để kinh doanh mĩ phẩm trực tuyến. Biết lĩnh vực này sẽ có sức cạnh tranh lớn và có nhiều rủi ro nên chị đã cẩn trọng thực hiện từng bước. Đầu tiên, chị đánh giá, xác định được cơ hội kinh doanh và xây dựng, lên ý tưởng. Chị dành thời gian nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hóa và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức khi tham gia lĩnh vực. Chị đã tiến hành ở quy mô nhỏ nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. Nhờ vậy, chị đã đạt được thành công trong dự án kinh doanh của mình.

- Em có nhận xét như thế nào về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P?

- Từ trường hợp của chị P, em rút ra bài học gì để xây dựng ý tưởng kinh doanh của bản thân?

Hướng dẫn trả lời:

- Sau khi đã cẩn trọng thực hiện từng bước nghiên cứu và đánh giá thị trường, cùng nguồn cung hàng hóa, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức, chị P tiến hành thử nghiệm kinh doanh trong quy mô nhỏ để kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. Điều này cho thấy rằng, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P là thực hiện một cách cẩn trọng và kĩ lưỡng.

- Từ trường hợp của chị P, ta có thể học được bài học là việc thực hiện các bước đánh giá, nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hóa và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội và thách thức trước khi đưa ra ý tưởng kinh doanh là vô cùng quan trọng. Trước khi thực hiện mở rộng, cũng cần thực hiện quy mô nhỏ để kiểm tra tính khả thi của dự án.

Câu 6: Em hãy lên ý tưởng cho một dự án kinh doanh của bản thân và đánh giá sự thành công của ý tưởng đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ý tưởng dự án kinh doanh: Trung tâm học tập và phát triển cá nhân

Mô tả dự án:

Tôi muốn khởi đầu một trung tâm học tập và phát triển cá nhân, tập trung vào việc cung cấp các khóa học và dịch vụ để phát triển kỹ năng cá nhân và chuyên môn. Trung tâm sẽ cung cấp các khóa học từ cơ bản đến nâng cao trong các lĩnh vực như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, lãnh đạo, kỹ năng mềm, tiếng ngoại ngữ, và nhiều lĩnh vực khác.

Tại sao ý tưởng này có thể thành công:

1. Tính cần thiết: Trong một thế giới ngày càng cạnh tranh, việc phát triển kỹ năng cá nhân và chuyên môn trở nên ngày càng cần thiết cho mọi người. Người dân và doanh nghiệp đều có nhu cầu cải thiện bản thân để đối mặt với thách thức và cơ hội mới.

2. Phạm vi rộng: Trung tâm sẽ phục vụ một loạt đối tượng, từ học sinh, sinh viên, người đi làm đến các doanh nhân và chuyên gia. Điều này tạo ra một thị trường tiềm năng lớn và đa dạng.

3. Kết hợp học trực tiếp và trực tuyến: Trung tâm có thể cung cấp các khóa học cả trực tiếp và trực tuyến để thu hút nhiều đối tượng hơn và mở rộng khách hàng.

4. Chất lượng và đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên và chuyên gia sẽ được tuyển chọn kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng đào tạo cao nhất.

5. Khả năng tùy chỉnh: Trung tâm sẽ linh hoạt trong việc thiết kế các khóa học theo nhu cầu cụ thể của khách hàng, từ cá nhân đến tổ chức.

Sự thành công của ý tưởng:

1. Doanh số bán hàng: Đo lường số lượng học viên đăng ký và tham gia các khóa học, cũng như doanh số bán hàng hàng tháng.

2. Đánh giá học viên: Thu thập phản hồi từ học viên về chất lượng khóa học và cách thức giảng dạy.

3. Phát triển đối tượng khách hàng: Theo dõi sự gia tăng của đối tượng khách hàng và số lượng đăng ký trực tuyến.

4. Lợi nhuận và tạo giá trị: Đo lường lợi nhuận từ khóa học và cách mà trung tâm giúp học viên phát triển.

5. Sự phát triển và mở rộng: Đo lường khả năng mở rộng và phát triển trung tâm bằng cách mở thêm các chi nhánh hoặc cung cấp thêm dịch vụ mới.

6. Phản hồi từ thị trường: Thu thập phản hồi từ thị trường và phản ứng của khách hàng để điều chỉnh và cải thiện dự án theo thời gian.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về một cơ hội thị trường, từ đó xây dựng ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

- Cơ hội thị trường: Sản phẩm từ đan len đang rất được ưa chuộng hiện nay với đa dạng chủng loại: hoa, túi xánh, đồ chơi, áo, mũ,… mang nét độc đáo và sáng tạo riêng của người làm

- Ý tưởng: Kinh doanh mặt hàng đan len

Tìm kiếm google: soạn kinh tế pháp luật 11, giải kinh tế pháp luật 11 CTST, soạn kinh tế pháp luật 11 CTST

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 CTST mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com