Soạn siêu ngắn lịch sử 11 Cánh diều bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 11 bộ sách cánh diều bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV). Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

KIẾN THỨC MỚI

1. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn trả lời:

- Về chính trị, sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ. 

- Về kinh tế – xã hội, nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. 

2. Nội dung cải cách

a. Chính trị

Câu hỏi: Trình bày nội dung cải cách về chính trị của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn trả lời:

- Hành chính:

  • Ở trung ương, Lê Thánh Tông xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc. 

  • Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.

  • Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.

  • Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử. 

- Pháp luật: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722. 

- Quân đội và quốc phòng: Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành. 

b. Kinh tế, văn hóa

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3 (SGK, tr.70), trình bày nội dung cải cách về kinh tế, văn hóa của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn trả lời:

- Kinh tế:

  • Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc diễn và chế độ quân điển.

- Văn hóa, giáo dục: 

  • Vua coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.

  • Vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều địa phương. 

3. Kết quả, ý nghĩa

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông:

- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tăng cường quyền lực của nhà vua. 

- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Khái quát những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV. 

Hướng dẫn trả lời:

- Hành chính:

  • Ở trung ương, Lê Thánh Tông xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc. 

  • Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.

  • Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.

  • Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử. 

- Pháp luật: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722. 

- Quân đội và quốc phòng: Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành. 

- Kinh tế:

  • Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc diễn và chế độ quân điển.

- Văn hóa, giáo dục: 

  • Vua coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.

  • Vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều địa phương. 

Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn trả lời:

 Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 3: Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

  • Kế thừa việc phá bỏ, khắc phục những điều tiêu cực, lệch lạc trong đường lối lãnh đạo.

  • Tôn trọng tính khách quan của lịch sử.

  • Kế thừa, tiếp thu luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị của truyền thống pháp lý, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 11, giải lịch sử 11 cánh diều, soạn lịch sử 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com