Soạn văn 12 cực chất bài: Hồn Trương Ba da hàng thịt

Soạn bài: “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2

Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

Bài tập 2: Trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2

Qua lớp kịch hồn Trương Ba da và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? 

Bài tập 3: Trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2

Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh chị, Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết !" có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

Bài tập 4: Trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2

Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao? 

Bài tập 5: Trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2

Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết. 

Luyện tập

Bài tập: Trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2

Giả định Đế Thich cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác thịt hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị) cuộc sống của Trương Ba sau đó sẽ như thế nào? Trình bày những rắc rối sẽ xảy ra.

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả  Lưu Quang Vũ

Đề bài: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

II. Soạn bài siêu ngắn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt 

Bài tập 1: Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.

  •  Qua đó ta thấy được hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm: Hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt tác giả muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự  nhiên  với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 

Bài tập 2: Nguyên nhân khiến mọi người trong gia đình Trương Ba và cả chính Trương Ba  bất ổn và chịu đau khổ: 

  •  Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. 
  •  Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. Nó một mực khước từ tình thân. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. 
  •  Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu.  Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó. "Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả nbư lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa..."

=>Những thay đổi này người thân Trương Ba phải chứng kiến và chịu đựng. 

  •  Thái độ của Trương Ba trước những thay đổi đó. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào, dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát xin được chết hẳn, trả lại xác cho anh hàng thịt. 

Bài tập 3: Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

  •  Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm, nhưng đau khổ  mà ông đang phải trải qua đang phải chịu đựng. 
  •  Ý nghĩa sâu sắc: 

o con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. 

o sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ quyết tâm giải thoát  của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Bài tập 4: Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tị nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Và nhận ra không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.

  •  Hồn Trương Ba  có nhận thức tỉnh táo cộng với tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn. 

Bài tập 5: Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết. 

Sau khi đọc đoạn kết của đoạn trích lớp kịch em có  cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống: con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất. Và em nhận ra được sống là quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có còn quý giá hơn nữa.

Luyện tập

Bài tập: Trình bay rắc rối:

Đế Thích: Này ông Trương Ba, nếu ông có thương cảnh mẹ góa con côi của nhà chị Lụa thì ông hãy để tôi hóa phép cho hồn ông nhập vào xác thằng cu Tị nhé! Như thế là ông vẫn sống, mà chị Lụa thì ngày ngày vẫn được thấy mặt con.

Hồn Trương Ba (băn khoăn, nghĩ ngợi): ông cho tôi suy nghĩ một lát đã. Thời gian qua, tôi gặp biết bao nhiêu là rắc rối vì chuyện mượn thân xác anh hàng thịt. Khổ quá ông ạ! Nhiều lúc tôi nghĩ thà chết thật có khi lại sướng hơn; chứ cứ dơi chẳng ra dơi, chuột chẳng ra chuột thế này đúng là dở sống dở chết.

Đế Thích: Ông với anh hàng thịt vốn là người xa lạ; còn ông với thằng cu Tị đã từng quý mến, quấn quýt với nhau. Hồn ông sống trong thân thể thằng bẻ chắc sẽ ổn thổi.

Hồn Trương Ba: Tôi là một lão già sáu mươi tuổi; còn thằng cu Tị đang tuổi ăn tuổi lớn, mới bắt đầu cuộc đời. Nhập vào thân xác nó, suốt ngày tôi sẽ nghịch ngợm, chạy nhảy với cái lốt cháu nội tôi. Tôi sẽ giải thích với bà nhà tôi sao đây? Còn chị Lụa nữa. Nếu chị ta nhớ thương con, bắt tôi về ở hẳn bên ấy thì sao? Rồi bà con làng xóm sẽ xì xám to nhỏ và đám lý trưởng, Trương tuần sẽ lại gây khó dễ cho tôi ... Phiền phức quá ông ạ! Thôi, ông cứ để cho tôi chết. Tôi chỉ cầu xin ông tìm cácha cứu thằng.

Đế Thích: Tôi chẳng có cách nào hay hơn cả. ông hãy nghe lời tôi đi ông có nghe thấy tiếng khóc con xé ruột của mẹ thằng cu Tị không?

Hồn Trương Ba (miễn cưỡng thở dài): Thôi đành vậy, tùy ông!

(Đế Thích hóa phép, hồn Trương Ba rời khỏi thân xác hàng thịt, nhập vào thân xác cu Tị. Cu Tị ngồi dậy dụi mắt Chị Lụa bàng hoàng, sửng sốt rồi reo lên sung sướng.)

Chị Lụa (ôm cu Tị vào lòng, âu yếm): Ôi, con trai  của mẹ! cảm tạ Trời Phật đã cho con sống lại! Từ nay trở đi, mẹ con ta sẽ sống bên nhau mãi mãi.

Hồn Trương Ba (vùng ra khỏi vòng tay chị Lụa): Tôi là Trương Ba, hàng xóm nhà chị đây mà!

Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, con là con trai của mẹ mà! Con à! Con của mẹ mà!

Hồn Trương Ba (bực bội gắt): Cái chị này! Tôi là Trương Ba chứ không phải là thằng cu Tị!

Chị Lụa (hoảng hốt gào khóc): Trời ơi! Con tôi bị làm sao thế này? Con nói lảm nhảm gì thế?

(Hồn Trương Ba đi về nhà mình, mặc cho chị Lụa chạy theo khóc lóc.) Vợ Trương Ba (nhìn thấy cu Tị xăm xăm đi vào, kinh hãi thét lên): Ma ..... Ma ... ....! ối trời đất ơi!

Hồn Trương Ba: Tôi đây mà! Trương Ba đây, bà đừng sợ!

Vợ Trương Ba: Trời ơi! Lại trò gì nữa đây hả trời?! Tôi chưa đủ khổ hay sao mà ông còn ...?!

Hồn Trương Ba (nắm lấy tay vợ): Thì bà cứ bình tĩnh nghe tôi nói đã! Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Tôi chán sống trong thân xác anh hàng thịt bởi nó gây ra cho tôi và mọi người nhiều điều phiền toái nên yêu cầu ông Đế Thích hãy để cho tôi chết hẳn. Nhưng ông ấy bảo tôi nếu thương thằng cu Tị thì hãy nhập vào xác nó để cho má nó ngày ngày còn được thấy mặt con ...

Vợ Trương Ba: ông lại tiếp tục sống nhờ vào thân xác người khác ư?! Thôi, lần này thì tôi đành phải bỏ nhà mà ra đi thật rồi! Làm sao tôi chấp nhận được ông chồng sáu mươi trong thân xác đứa trẻ lên mười? Bao nhiêu rắc rối sẽ lại xảy ra trong gia đình này ...

(Chị Lụa vừa chạy vào vừa mếu máo gọi con.)

Chị Lụa: Con ơi ! về nhà với mẹ nào! Con đừng bỏ mẹ con ơi!

Vợ Trương Ba: Đấy, Ông thấy tôi nói có đúng không nào? Mọi chuyện lôi thôi lại bắt đầu rồi!

Chi Lụa (bế thốc "cu tí" chạy đi): về nhà mình con nhé! Hôm nào con khỏe, mẹ sẽ cho con sang đây chơi với cái Gái.

Hồn Trương Ba (giãy giụa): Ơ hay cái nhà chị này!  Tôi đã nói tôi là Trương Ba chứ không phải cu Tị con chị.

(Bất chợt, lý trưởng và Trương tuần đi ngang qua, thấy ồn ào liền đứng lại.)

Ông Lý (trợn mắt ra oai): Hừm! Chuyện gì thế hử?

Chị Lụa: Bẩm ông lý, tôi chỉ bắt thằng con tôi về nhà thôi ạ! Cháu nó cứ đòi ở bên nhà ông Trương Ba!

Hồn Trương Ba (phân trần): Tôi không phải là con chị ta. Tôi là Trương Ba.

Ông lý (tức giận quát): A, thằng nhãi ranh láo toét! Tao bảo Trương tuần phết cho mày mấy gậy bây giờ! Đi về nhà mau!

Hồn Trương Ba: Tôi về nhà tôi!

Ông lý Trương tuần đâu! Lôi cổ thằng nhãi ranh này ra đình rồi trói nó lại! Nó dám cãi lệnh ta sao?!

Hồn Trương Ba: Buông tôi ra! Tôi không phải là cu Tị ! Tôi là Trương Ba

Trương tuần (quật cho "cu Tị" một gậy vào mông rồi túm cổ lôi đi): Này thì cãi! Này thì cãi! Tối nay tao cho mày đánh tổ tôm với muỗi, con ạ!

Chị Lụa (chạy theo năn nỉ): Trăm lạy ông lý, ngàn lạy ông lý! Xin ông tha cho cháu! Dạ, thôi thì có chút tiền trà thuốc xin ông lý nhận cho!

Ông lý (đút nhanh tiền vào túi): Chị đã biết điều như thế thì ta tha cho nó! Liệu mà dạy con cẩn thận, nghe chưa?!

(Ông lý, Trương tuần bỏ đi.)

Hồn Trương Ba: Chị Lụa này, tôi phải nói cho chị rõ là ông tiên Đế Thích đã hóa phép cho hổn tôi nhập vào xác cu Tị. Cho nên tôi vẫn là Trương Ba chứ không phải là con chị. Chị đừng ép tôi. Tôi hứa sẽ qua lại bên nhà cho chị đỡ buồn. Thôi, tôi về nhà tôi đây! Chào chị!

(Hồn Trương Ba gặp cái Gái ở ngay cửa.)

Cái Gái (hoảng hốt lùi lại): ối! Cu Tị! Bà nội ơi, bà nội! Cu Tị chết rồi cớ mà?! Hu hu ...

Hồn Trương Ba (tiến lại gần): Đừng sợi Ta là ông nội cháu đây mà!

Cái Gái (hét lên): Không phải! Đừng động vào tôi! Bố ơi! Cứu con!

Con trai Trương Ba (chạy ra ôm lấy con): Bố đây! Bố đây! Sao thế con?

Cái Gái (sợ hãi): Cu Tị, cu Tị dám xưng là ông nội! Hu hu ...

Con trai Trương Ba (ngạc nhiên): Ơ! Thế này là thế nào?

Hồn Trương Ba (rầu rĩ): Thầy đây, anh cả ạ! ông Đế Thích cho hồn thầy nhập vào xác thằng cu Tị đấy mà!

Con Trương Ba: Thầy lại thể nữa mọi người và cả thầy chưa chiu hết khổ sở vì xác anh hàng thịt sao?

Trương Ba: Không có gì đâu chỉ là thầy thương chị Lụa muốn chị ấy được thấy mặt con mỗi ngày thôi mà

Con Trương Ba: Nhưng thầy lại là ông lão, thầy đâu phải cu Tị. Thầy làm thế chị Lụa càng đau khổ hơn, con là con mà không phải là con.

Trương Ba: Cũng đúng! Thầy có cho chị Lụa nhận con đâu!

(Nói rồi Trương Ba thắp nhang gọi Đế Thích)

Đế Thích: Chào ông bạn! Thế nào! Ổn chứ! 

Trương Ba: Tôi gọi ông là muốn được chết hẳn, chỉ xin ông cứu cu Tị sống lại 

Đế Thích: Lại có vấn đề gì à ông bạn?

Trương Ba: Rất nhiều vấn đề ông ạ. Tôi lại khiến mọi người chịu đựng khổ sở. Chị Lụa nhìn thấy con nhưng con là con mà không phải là con lại càng đau khổ hơn.

Đế Thich: Vậy tôi sẽ để cu Tị sống lại.  Là chính mình vẫn tốt hơn. 

(Cu Tị sống lại và mọi thứ diễn ra bình thường) 

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả  Lưu Quang Vũ

Bài tham khảo

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa, một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Tài năng bao trùm trên các lĩnh vực văn chương nghệ thuật, và trong mỗi lĩnh vực, Lưu Quang Vũ lại để lại những dấu ấn đặc biệt, để lại những thành tựu trải dài suốt hàng thế kỉ. Trong đó, Lưu Quang Vũ đặc biệt được ghi nhận ở mảng viết kịch và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất của Vũ. Chính vì thế mà nhà phê bình Ngô Thảo đã từng nói: “Bóng rợp tài năng của Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cả một vùng sân khấu rộng lớn theo chiều dài đất nước trong một thập niên”.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”. Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém. Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba. 

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông. Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!” Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu. 

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn. Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc. Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”. Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường. 

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện. Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị? Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!” Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể. Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu,  không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược? Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”. 

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao… Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. 

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Đề bài: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

1. Giá trị nội dung:

  •  Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa
  •  Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
  •  Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

2. Giá trị nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.
  • Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.
  • Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....

III. Soạn bài ngắn nhất: Hồn Trương Ba, da hàng thịt 

Bài tập 1: Hàm ý gửi gắm: không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự  nhiên  với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Bài tập 2: Nguyên nhân: 

- Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. 

- Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. Nó một mực khước từ tình thân.  

- Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt.  Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó.

- Thái độ của Trương Ba: Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào, dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa. Đế Thích một cách dứt khoát xin được chết hẳn, trả lại xác cho anh hàng thịt. 

Bài tập 3: 

- Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau.

- Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi.

- Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. 

Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích:

-  Mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.

=> đang nói về những trải nghiệm, nhưng đau khổ  mà ông đang phải trải qua đang phải chịu đựng. 

  • Ý nghĩa: 

- Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. 

- Sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. 

- Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 

Bài tập 4: Trương Ba không đồng ý vì:

- Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. 

- Nhận ra không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn.

- Hồn Trương Ba  có nhận thức tỉnh táo cộng với tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn. 

Bài tập 5: Cảm nghĩ đoạn kết: sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống: con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, sống là quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có còn quý giá hơn nữa.

Luyện tập

Bài tập: Trình bay rắc rối:

Đế Thích: Này ông Trương Ba, nếu ông có thương cảnh mẹ góa con côi của nhà chị Lụa thì ông hãy để tôi hóa phép cho hồn ông nhập vào xác thằng cu Tị nhé! Như thế là ông vẫn sống, mà chị Lụa thì ngày ngày vẫn được thấy mặt con.

Hồn Trương Ba (băn khoăn, nghĩ ngợi): ông cho tôi suy nghĩ một lát đã. Thời gian qua, tôi gặp biết bao nhiêu là rắc rối vì chuyện mượn thân xác anh hàng thịt. Khổ quá ông ạ! Nhiều lúc tôi nghĩ thà chết thật có khi lại sướng hơn; chứ cứ dơi chẳng ra dơi, chuột chẳng ra chuột thế này đúng là dở sống dở chết.

Đế Thích: Ông với anh hàng thịt vốn là người xa lạ; còn ông với thằng cu Tị đã từng quý mến, quấn quýt với nhau. Hồn ông sống trong thân thể thằng bẻ chắc sẽ ổn thổi.

Hồn Trương Ba: Tôi là một lão già sáu mươi tuổi; còn thằng cu Tị đang tuổi ăn tuổi lớn, mới bắt đầu cuộc đời. Nhập vào thân xác nó, suốt ngày tôi sẽ nghịch ngợm, chạy nhảy với cái lốt cháu nội tôi. Tôi sẽ giải thích với bà nhà tôi sao đây? Còn chị Lụa nữa. Nếu chị ta nhớ thương con, bắt tôi về ở hẳn bên ấy thì sao? Rồi bà con làng xóm sẽ xì xám to nhỏ và đám lý trưởng, Trương tuần sẽ lại gây khó dễ cho tôi ... Phiền phức quá ông ạ! Thôi, ông cứ để cho tôi chết. Tôi chỉ cầu xin ông tìm cácha cứu thằng.

Đế Thích: Tôi chẳng có cách nào hay hơn cả. ông hãy nghe lời tôi đi ông có nghe thấy tiếng khóc con xé ruột của mẹ thằng cu Tị không?

Hồn Trương Ba (miễn cưỡng thở dài): Thôi đành vậy, tùy ông!

(Đế Thích hóa phép, hồn Trương Ba rời khỏi thân xác hàng thịt, nhập vào thân xác cu Tị. Cu Tị ngồi dậy dụi mắt Chị Lụa bàng hoàng, sửng sốt rồi reo lên sung sướng.)

Chị Lụa (ôm cu Tị vào lòng, âu yếm): Ôi, con trai  của mẹ! cảm tạ Trời Phật đã cho con sống lại! Từ nay trở đi, mẹ con ta sẽ sống bên nhau mãi mãi.

Hồn Trương Ba (vùng ra khỏi vòng tay chị Lụa): Tôi là Trương Ba, hàng xóm nhà chị đây mà!

Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, con là con trai của mẹ mà! Con à! Con của mẹ mà!

Hồn Trương Ba (bực bội gắt): Cái chị này! Tôi là Trương Ba chứ không phải là thằng cu Tị!

Chị Lụa (hoảng hốt gào khóc): Trời ơi! Con tôi bị làm sao thế này? Con nói lảm nhảm gì thế?

(Hồn Trương Ba đi về nhà mình, mặc cho chị Lụa chạy theo khóc lóc.) Vợ Trương Ba (nhìn thấy cu Tị xăm xăm đi vào, kinh hãi thét lên): Ma ..... Ma ... ....! ối trời đất ơi!

Hồn Trương Ba: Tôi đây mà! Trương Ba đây, bà đừng sợ!

Vợ Trương Ba: Trời ơi! Lại trò gì nữa đây hả trời?! Tôi chưa đủ khổ hay sao mà ông còn ...?!

Hồn Trương Ba (nắm lấy tay vợ): Thì bà cứ bình tĩnh nghe tôi nói đã! Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Tôi chán sống trong thân xác anh hàng thịt bởi nó gây ra cho tôi và mọi người nhiều điều phiền toái nên yêu cầu ông Đế Thích hãy để cho tôi chết hẳn. Nhưng ông ấy bảo tôi nếu thương thằng cu Tị thì hãy nhập vào xác nó để cho má nó ngày ngày còn được thấy mặt con ...

Vợ Trương Ba: ông lại tiếp tục sống nhờ vào thân xác người khác ư?! Thôi, lần này thì tôi đành phải bỏ nhà mà ra đi thật rồi! Làm sao tôi chấp nhận được ông chồng sáu mươi trong thân xác đứa trẻ lên mười? Bao nhiêu rắc rối sẽ lại xảy ra trong gia đình này ...

(Chị Lụa vừa chạy vào vừa mếu máo gọi con.)

Chị Lụa: Con ơi ! về nhà với mẹ nào! Con đừng bỏ mẹ con ơi!

Vợ Trương Ba: Đấy, Ông thấy tôi nói có đúng không nào? Mọi chuyện lôi thôi lại bắt đầu rồi!

Chi Lụa (bế thốc "cu tí" chạy đi): về nhà mình con nhé! Hôm nào con khỏe, mẹ sẽ cho con sang đây chơi với cái Gái.

Hồn Trương Ba (giãy giụa): Ơ hay cái nhà chị này!  Tôi đã nói tôi là Trương Ba chứ không phải cu Tị con chị.

(Bất chợt, lý trưởng và Trương tuần đi ngang qua, thấy ồn ào liền đứng lại.)

Ông Lý (trợn mắt ra oai): Hừm! Chuyện gì thế hử?

Chị Lụa: Bẩm ông lý, tôi chỉ bắt thằng con tôi về nhà thôi ạ! Cháu nó cứ đòi ở bên nhà ông Trương Ba!

Hồn Trương Ba (phân trần): Tôi không phải là con chị ta. Tôi là Trương Ba.

Ông lý (tức giận quát): A, thằng nhãi ranh láo toét! Tao bảo Trương tuần phết cho mày mấy gậy bây giờ! Đi về nhà mau!

Hồn Trương Ba: Tôi về nhà tôi!

Ông lý Trương tuần đâu! Lôi cổ thằng nhãi ranh này ra đình rồi trói nó lại! Nó dám cãi lệnh ta sao?!

Hồn Trương Ba: Buông tôi ra! Tôi không phải là cu Tị ! Tôi là Trương Ba

Trương tuần (quật cho "cu Tị" một gậy vào mông rồi túm cổ lôi đi): Này thì cãi! Này thì cãi! Tối nay tao cho mày đánh tổ tôm với muỗi, con ạ!

Chị Lụa (chạy theo năn nỉ): Trăm lạy ông lý, ngàn lạy ông lý! Xin ông tha cho cháu! Dạ, thôi thì có chút tiền trà thuốc xin ông lý nhận cho!

Ông lý (đút nhanh tiền vào túi): Chị đã biết điều như thế thì ta tha cho nó! Liệu mà dạy con cẩn thận, nghe chưa?!

(Ông lý, Trương tuần bỏ đi.)

Hồn Trương Ba: Chị Lụa này, tôi phải nói cho chị rõ là ông tiên Đế Thích đã hóa phép cho hổn tôi nhập vào xác cu Tị. Cho nên tôi vẫn là Trương Ba chứ không phải là con chị. Chị đừng ép tôi. Tôi hứa sẽ qua lại bên nhà cho chị đỡ buồn. Thôi, tôi về nhà tôi đây! Chào chị!

(Hồn Trương Ba gặp cái Gái ở ngay cửa.)

Cái Gái (hoảng hốt lùi lại): ối! Cu Tị! Bà nội ơi, bà nội! Cu Tị chết rồi cớ mà?! Hu hu ...

Hồn Trương Ba (tiến lại gần): Đừng sợi Ta là ông nội cháu đây mà!

Cái Gái (hét lên): Không phải! Đừng động vào tôi! Bố ơi! Cứu con!

Con trai Trương Ba (chạy ra ôm lấy con): Bố đây! Bố đây! Sao thế con?

Cái Gái (sợ hãi): Cu Tị, cu Tị dám xưng là ông nội! Hu hu ...

Con trai Trương Ba (ngạc nhiên): Ơ! Thế này là thế nào?

Hồn Trương Ba (rầu rĩ): Thầy đây, anh cả ạ! ông Đế Thích cho hồn thầy nhập vào xác thằng cu Tị đấy mà!

Con Trương Ba: Thầy lại thể nữa mọi người và cả thầy chưa chiu hết khổ sở vì xác anh hàng thịt sao?

Trương Ba: Không có gì đâu chỉ là thầy thương chị Lụa muốn chị ấy được thấy mặt con mỗi ngày thôi mà

Con Trương Ba: Nhưng thầy lại là ông lão, thầy đâu phải cu Tị. Thầy làm thế chị Lụa càng đau khổ hơn, con là con mà không phải là con.

Trương Ba: Cũng đúng! Thầy có cho chị Lụa nhận con đâu!

(Nói rồi Trương Ba thắp nhang gọi Đế Thích)

Đế Thích: Chào ông bạn! Thế nào! Ổn chứ! 

Trương Ba: Tôi gọi ông là muốn được chết hẳn, chỉ xin ông cứu cu Tị sống lại 

Đế Thích: Lại có vấn đề gì à ông bạn?

Trương Ba: Rất nhiều vấn đề ông ạ. Tôi lại khiến mọi người chịu đựng khổ sở. Chị Lụa nhìn thấy con nhưng con là con mà không phải là con lại càng đau khổ hơn.

Đế Thich: Vậy tôi sẽ để cu Tị sống lại.  Là chính mình vẫn tốt hơn. 

(Cu Tị sống lại và mọi thứ diễn ra bình thường)

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả  Lưu Quang Vũ

Bài tham khảo

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”. Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém. Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba. 

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông. Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!” Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu. 

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn. Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc. Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”. Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường. 

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện. Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị? Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!” Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể. Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu,  không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược? Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”. 

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao… Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. 

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Đề bài: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt 

Nội dung:

- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. 

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. 

Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

- Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét.

- Kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở.

IV. Soạn bài cực ngắn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt 

Bài tập 1: Hàm ý

1. Không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác. 

2. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. 

Bài tập 2: Nguyên nhân: 

1. Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt.  Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó.

2. Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. 

3. Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. một mực khước từ tình thân.  

- Thái độ của Trương Ba:Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào, dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.

Bài tập 3: 

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích 

1. Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi.

2. Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. 

=> 2 quan niệm sống hoàn toàn rất khác nhau

1. Những lời trách móc của Trương Ba: Mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.

2. Ý nghĩa: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 

Bài tập 4: Không đồng ý vì:

1. Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. 

2. Nhận ra không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn.

3. Hồn Trương Ba  có nhận thức tỉnh táo cộng với tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn. 

Bài tập 5: Cảm nghĩ đoạn kết: con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, sống là quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có còn quý giá hơn nữa.

Luyện tập

Bài tập: Trình bay rắc rối:

Đế Thích: Này ông Trương Ba, nếu ông có thương cảnh mẹ góa con côi của nhà chị Lụa thì ông hãy để tôi hóa phép cho hồn ông nhập vào xác thằng cu Tị nhé! Như thế là ông vẫn sống, mà chị Lụa thì ngày ngày vẫn được thấy mặt con.

Hồn Trương Ba (băn khoăn, nghĩ ngợi): ông cho tôi suy nghĩ một lát đã. Thời gian qua, tôi gặp biết bao nhiêu là rắc rối vì chuyện mượn thân xác anh hàng thịt. Khổ quá ông ạ! Nhiều lúc tôi nghĩ thà chết thật có khi lại sướng hơn; chứ cứ dơi chẳng ra dơi, chuột chẳng ra chuột thế này đúng là dở sống dở chết.

Đế Thích: Ông với anh hàng thịt vốn là người xa lạ; còn ông với thằng cu Tị đã từng quý mến, quấn quýt với nhau. Hồn ông sống trong thân thể thằng bẻ chắc sẽ ổn thổi.

Hồn Trương Ba: Tôi là một lão già sáu mươi tuổi; còn thằng cu Tị đang tuổi ăn tuổi lớn, mới bắt đầu cuộc đời. Nhập vào thân xác nó, suốt ngày tôi sẽ nghịch ngợm, chạy nhảy với cái lốt cháu nội tôi. Tôi sẽ giải thích với bà nhà tôi sao đây? Còn chị Lụa nữa. Nếu chị ta nhớ thương con, bắt tôi về ở hẳn bên ấy thì sao? Rồi bà con làng xóm sẽ xì xám to nhỏ và đám lý trưởng, Trương tuần sẽ lại gây khó dễ cho tôi ... Phiền phức quá ông ạ! Thôi, ông cứ để cho tôi chết. Tôi chỉ cầu xin ông tìm cácha cứu thằng.

Đế Thích: Tôi chẳng có cách nào hay hơn cả. ông hãy nghe lời tôi đi ông có nghe thấy tiếng khóc con xé ruột của mẹ thằng cu Tị không?

Hồn Trương Ba (miễn cưỡng thở dài): Thôi đành vậy, tùy ông!

(Đế Thích hóa phép, hồn Trương Ba rời khỏi thân xác hàng thịt, nhập vào thân xác cu Tị. Cu Tị ngồi dậy dụi mắt Chị Lụa bàng hoàng, sửng sốt rồi reo lên sung sướng.)

Chị Lụa (ôm cu Tị vào lòng, âu yếm): Ôi, con trai  của mẹ! cảm tạ Trời Phật đã cho con sống lại! Từ nay trở đi, mẹ con ta sẽ sống bên nhau mãi mãi.

Hồn Trương Ba (vùng ra khỏi vòng tay chị Lụa): Tôi là Trương Ba, hàng xóm nhà chị đây mà!

Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, con là con trai của mẹ mà! Con à! Con của mẹ mà!

Hồn Trương Ba (bực bội gắt): Cái chị này! Tôi là Trương Ba chứ không phải là thằng cu Tị!

Chị Lụa (hoảng hốt gào khóc): Trời ơi! Con tôi bị làm sao thế này? Con nói lảm nhảm gì thế?

(Hồn Trương Ba đi về nhà mình, mặc cho chị Lụa chạy theo khóc lóc.) Vợ Trương Ba (nhìn thấy cu Tị xăm xăm đi vào, kinh hãi thét lên): Ma ..... Ma ... ....! ối trời đất ơi!

Hồn Trương Ba: Tôi đây mà! Trương Ba đây, bà đừng sợ!

Vợ Trương Ba: Trời ơi! Lại trò gì nữa đây hả trời?! Tôi chưa đủ khổ hay sao mà ông còn ...?!

Hồn Trương Ba (nắm lấy tay vợ): Thì bà cứ bình tĩnh nghe tôi nói đã! Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Tôi chán sống trong thân xác anh hàng thịt bởi nó gây ra cho tôi và mọi người nhiều điều phiền toái nên yêu cầu ông Đế Thích hãy để cho tôi chết hẳn. Nhưng ông ấy bảo tôi nếu thương thằng cu Tị thì hãy nhập vào xác nó để cho má nó ngày ngày còn được thấy mặt con ...

Vợ Trương Ba: ông lại tiếp tục sống nhờ vào thân xác người khác ư?! Thôi, lần này thì tôi đành phải bỏ nhà mà ra đi thật rồi! Làm sao tôi chấp nhận được ông chồng sáu mươi trong thân xác đứa trẻ lên mười? Bao nhiêu rắc rối sẽ lại xảy ra trong gia đình này ...

(Chị Lụa vừa chạy vào vừa mếu máo gọi con.)

Chị Lụa: Con ơi ! về nhà với mẹ nào! Con đừng bỏ mẹ con ơi!

Vợ Trương Ba: Đấy, Ông thấy tôi nói có đúng không nào? Mọi chuyện lôi thôi lại bắt đầu rồi!

Chi Lụa (bế thốc "cu tí" chạy đi): về nhà mình con nhé! Hôm nào con khỏe, mẹ sẽ cho con sang đây chơi với cái Gái.

Hồn Trương Ba (giãy giụa): Ơ hay cái nhà chị này!  Tôi đã nói tôi là Trương Ba chứ không phải cu Tị con chị.

(Bất chợt, lý trưởng và Trương tuần đi ngang qua, thấy ồn ào liền đứng lại.)

Ông Lý (trợn mắt ra oai): Hừm! Chuyện gì thế hử?

Chị Lụa: Bẩm ông lý, tôi chỉ bắt thằng con tôi về nhà thôi ạ! Cháu nó cứ đòi ở bên nhà ông Trương Ba!

Hồn Trương Ba (phân trần): Tôi không phải là con chị ta. Tôi là Trương Ba.

Ông lý (tức giận quát): A, thằng nhãi ranh láo toét! Tao bảo Trương tuần phết cho mày mấy gậy bây giờ! Đi về nhà mau!

Hồn Trương Ba: Tôi về nhà tôi!

Ông lý Trương tuần đâu! Lôi cổ thằng nhãi ranh này ra đình rồi trói nó lại! Nó dám cãi lệnh ta sao?!

Hồn Trương Ba: Buông tôi ra! Tôi không phải là cu Tị ! Tôi là Trương Ba

Trương tuần (quật cho "cu Tị" một gậy vào mông rồi túm cổ lôi đi): Này thì cãi! Này thì cãi! Tối nay tao cho mày đánh tổ tôm với muỗi, con ạ!

Chị Lụa (chạy theo năn nỉ): Trăm lạy ông lý, ngàn lạy ông lý! Xin ông tha cho cháu! Dạ, thôi thì có chút tiền trà thuốc xin ông lý nhận cho!

Ông lý (đút nhanh tiền vào túi): Chị đã biết điều như thế thì ta tha cho nó! Liệu mà dạy con cẩn thận, nghe chưa?!

(Ông lý, Trương tuần bỏ đi.)

Hồn Trương Ba: Chị Lụa này, tôi phải nói cho chị rõ là ông tiên Đế Thích đã hóa phép cho hổn tôi nhập vào xác cu Tị. Cho nên tôi vẫn là Trương Ba chứ không phải là con chị. Chị đừng ép tôi. Tôi hứa sẽ qua lại bên nhà cho chị đỡ buồn. Thôi, tôi về nhà tôi đây! Chào chị!

(Hồn Trương Ba gặp cái Gái ở ngay cửa.)

Cái Gái (hoảng hốt lùi lại): ối! Cu Tị! Bà nội ơi, bà nội! Cu Tị chết rồi cớ mà?! Hu hu ...

Hồn Trương Ba (tiến lại gần): Đừng sợi Ta là ông nội cháu đây mà!

Cái Gái (hét lên): Không phải! Đừng động vào tôi! Bố ơi! Cứu con!

Con trai Trương Ba (chạy ra ôm lấy con): Bố đây! Bố đây! Sao thế con?

Cái Gái (sợ hãi): Cu Tị, cu Tị dám xưng là ông nội! Hu hu ...

Con trai Trương Ba (ngạc nhiên): Ơ! Thế này là thế nào?

Hồn Trương Ba (rầu rĩ): Thầy đây, anh cả ạ! ông Đế Thích cho hồn thầy nhập vào xác thằng cu Tị đấy mà!

Con Trương Ba: Thầy lại thể nữa mọi người và cả thầy chưa chiu hết khổ sở vì xác anh hàng thịt sao?

Trương Ba: Không có gì đâu chỉ là thầy thương chị Lụa muốn chị ấy được thấy mặt con mỗi ngày thôi mà

Con Trương Ba: Nhưng thầy lại là ông lão, thầy đâu phải cu Tị. Thầy làm thế chị Lụa càng đau khổ hơn, con là con mà không phải là con.

Trương Ba: Cũng đúng! Thầy có cho chị Lụa nhận con đâu!

(Nói rồi Trương Ba thắp nhang gọi Đế Thích)

Đế Thích: Chào ông bạn! Thế nào! Ổn chứ! 

Trương Ba: Tôi gọi ông là muốn được chết hẳn, chỉ xin ông cứu cu Tị sống lại 

Đế Thích: Lại có vấn đề gì à ông bạn?

Trương Ba: Rất nhiều vấn đề ông ạ. Tôi lại khiến mọi người chịu đựng khổ sở. Chị Lụa nhìn thấy con nhưng con là con mà không phải là con lại càng đau khổ hơn.

Đế Thich: Vậy tôi sẽ để cu Tị sống lại.  Là chính mình vẫn tốt hơn. 

(Cu Tị sống lại và mọi thứ diễn ra bình thường) 

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả  Lưu Quang Vũ

Bài tham khảo

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”. Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém. Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba. 

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông. Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!” Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu. 

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn. Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc. Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”. Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường. 

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện. Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị? Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!” Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể. Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu,  không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược? Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”. 

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao… Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. 

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Đề bài:Giá trị nội dung và nghệ thuật 

1. Nội dung: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.  Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. 

2. Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng. Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét. Kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở.

 

Tìm kiếm google: soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt , Hồn Trương Ba da hàng thịt ngữ văn 12 tập 2, hướng dẫn soạn Hồn Trương Ba da hàng thịt.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com