Soạn văn 12 cực chất bài: Nhân vật giao tiếp

Soạn bài: “ Nhân vật giao tiếp” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Nhân vật giao tiếp” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2

Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích sau:

Anh Mịch nhăn nhó, nói: 

-Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa: 

-Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

-Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.

-Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?

- Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.

- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

-Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

-Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.

                                                                    (Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Bài tập 2: Trang 21 sgk ngữ văn 12 tập 2

Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính văn hóa, ... của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích sau:

Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội sếp Tây vừa vung lên, vừa quát tháo:" cái giống tởm nhà mày! có cút đi không cái giống tởm!". Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường.Gì thế nhỉ? xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy...Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thì thầm.

-Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! -- Một chị con gái lớn thốt ra.

- Ngài sắp diễn thuyết đấy!- Một anh sinh viên kêu lên

-Đôi bắp chân ngài bọc ủng- Một bác cu-li xe thở dài.

-Rậm râu, sâu mắt - Một nhà nho lẩm bẩm

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. 

(Nguyễn Aí Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Bài tập 3: Trang 22 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: 

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Cứ nằm đấy, chốc nữa họ lại vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

- Thế phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 

a) Bà lão và chị Dậu có vị thế và quan hệ với nhau như thế nào? Điều đó chi phối lời nói của cả hai nhân vật ra sao? 

b) Phân tích sự tương tác về hành động  nói giữa lượt lời của hai  nhân vật giao tiếp trong đoạn trích.

c) Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?

II. Soạn bài siêu ngắn:  Nhân vật giao tiếp

Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hộ

Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch -người nông dân nghèo khổ và lí trưởng -người có chức sắc quyền thế trong làng. Vì vị thế xã hội khác nhau,và vị thế xã hội nầy chi phối các nhân vật trong mọi cử chỉ và hành động. 

  •  Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng

                       lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng

  •  Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường (con lạy ông, van ông, cắn cỏ con lạy ông,..); trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát (xưng hô mày tao, câu lệnh,..) 

Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ 

  • Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, nghề nghiệp cảnh sát, giới tính là nam, văn hóa kém cỏi vì lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.
  • Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.
  • Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.

Bài tập 3: 

a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.

  • Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật:
  • Bà lão: bác trai, anh ấy, ...
  • Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...

b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời:

  • Hỏi thăm - cảm ơn
  • Đề nghị - lĩnh hội
  • Đề nghị - (đồng ý)

c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài và Chị Dậu khi nói chuyện với người trên (người hơn tuổi) thì lễ phép.  Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Nhân vật giao tiếp

Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hộ

  •  Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng

                       lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng

  •  Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường ; trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát.

Bài tập 2: Phân tích mối quan hệ 

Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.

Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.

=>Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.

Bài tập 3: 

a. Bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình => Chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật:

  •  Bà lão: bác trai, anh ấy, ...
  •  Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...

b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ:

  •  Hỏi thăm - cảm ơn
  •  Đề nghị - lĩnh hội
  •  Đề nghị - (đồng ý)

c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài.

IV. Soạn bài cực ngắn: Nhân vật giao tiếp

Bài tập 1: 

  •  Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới 

                       lí trưởng- kẻ bề trên 

=>chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động

Bài tập 2: 

1. Viên đội sếp Tây:  người có quyền thế, lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.

2. Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.

3. Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.

Bài tập 3: 

a. Bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình => Chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật: Bà lão: bác trai, anh ấy, .../ Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ...

b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ: Hỏi thăm - cảm ơn. / Đề nghị - lĩnh hội. / Đề nghị - (đồng ý)

c. Cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài.

 

Tìm kiếm google: soạn bài Nhân vật giao tiếp,Nhân vật giao tiếp ngữ văn 12 tập 1, hướng dẫn soạn bài Nhân vật giao tiếp.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com