Soạn văn 12 cực chất bài: Ôn tập phần Văn học

Soạn bài: “Ôn tập phần văn học” - ngữ văn 12 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ôn tập phần văn học” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Bài tập 2: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

Bài tập 3: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài tập 4: trang 197 sgk Ngữ Văn lớp 12 tập hai 

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Bài tập 5: trang 197 sgk Ngữ Văn tập hai

Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp

Bài tập 6: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

Bài tập 7: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?

II. Soạn bài siêu ngắn:  Ôn tập phần văn học

Bài tập 1: Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Mở bài: Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm

  •  Tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ 

o Tác giả Tô Hoài: cây bút có sức viết bền bỉ, dẻo dai, với gần 200 đầu sách trong suốt sự nghiệp sáng tác.

o Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là một trong 3 truyện ngắn đặc sắc viết về Tây Bắc của Tô Hoài, ra đời năm 1952.

  •  Tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt 

o Tác giả Kim Lân: luôn tìm về với những thuần hậu nguyên thủy của nông thôn Bắc Bộ. 

o Tác phẩm Vợ nhặt: được viết lại dựa trên cốt truyện Xóm ngụ cư, ra đời ngay sau nạn đói năm 1945, viết về số phận của những người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp 1945

=> Cả hai tác phẩm đều viết về số phận và cảnh ngộ của những con người thấp cổ bé họng, những người dân lao động. Song dù có bị đọa đầy, chà đạp, ta vẫn thấy ánh lên ở những con người ấy phẩm chất tốt đẹp, Đó cũng chính là tinh thần nhân đạo trong hai tác phẩm.

Thân bài:

a) Vợ chồng A Phủ 

  • Nhân vật Mị

o Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có tài thổi sáo. Cô yêu tự do và luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc với người đàn ông đeo nhẫn ở ngón tay trái. Đặc biệt, Mị là một đứa con hiếu thảo.

o Nhưng số phận nghiệt ngã khiến Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống Lí để rồi bị đầy đọa cả về thể xác và tinh thần. Mị biến thành cỗ máy chỉ biết làm việc, thẫn thờ như không có cảm xúc, linh hồn. Căn buồng với cái lõ vuông bằng bàn tay, trông ra chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng chính là ngục thất giam cầm tâm hồn và thanh xuân của Mị. Trong đêm tình mùa xuân, sức sống mãnh liệt của Mị trỗi dậy nhưng cuối cùng đã bị A Sử, đại diện của cường quyền, dập tắt bằng việc trói đứng Mị lên cột nhà.

=> Cuộc sống của một người con dâu gạt nợ đã cho thấy được số phận của con người, đặc biệt là người lao động nghèo khổ trước tục quyền, thần quyền và cường quyền của vùng cao Tây Bắc thời thực dân phong kiến đương thời. Con người bị đầy đọa và áp bức, trở thành một con vật vô hồn

  •  Nhân vật A Phủ

o Là một chàng trai H'mông khỏe mạnh, tài giỏi và yêu tự do, kiên cường và dũng cảm

o Nhưng số phận đã biến chàng trai ấy thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra khi chàng lỡ tay đánh A Sử - con trai thống lí Pá Tra. Đặc biệt khi mải bẫy nhím để hổ bắt mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng vào cột, trải qua những giây phút bất lực, tuyệt vọng trong đêm đông lạnh giá của núi rừng. Chỉ đến khi tuyệt vọng được đẩy lên đến đỉnh điểm, giọt nước mắt mới lăn dài trên má của con người ấy.

=> Xã hội và quyền lực của kẻ thống trị đã biến một con người khỏe mạnh, tự do, yêu đời như A Phủ thành một nô lệ, đẩy A Phủ vào bước đường cùng của sự tuyệt vọng khi cái chết đã ở ngay trước mắt mà A Phủ không thể cứu được mình.

b) Vợ nhặt 

o Tràng là một kẻ dở hơi, xấu xí, thô kệch, là dân ngụ cư của một xóm tản ngư nghèo mạt, cái chết đang đe dọa và có thể cướp đi sinh mạng của cả hai mẹ con Tràng bất cứ lúc nào. Vì thế nên Tràng cũng không hề mong lấy được vợ

o Thế nhưng, chỉ bằng vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc, Tràng bỗng nhiên có vợ. Người đàn bà vợ nhặt đã mạo hiểm để theo không Tràng về làm vợ, để có thể bám víu lấy Tràng mà sống sót được qua cảnh đói kinh khủng này. Đám cưới của hai vợ chồng lại diễn ra trong không khí của một đám ma, khi khắp nơi là mùi đốt đống rấm, tiếng quạ kêu, tiếng la khóc của những nhà có người chết.

o Bữa cơm của buổi sáng hôm sau với nồi cháo lõng bõng, lùm hoa chuối thái muối và một đĩa muối và sự xuất hiện của nồi cháo cám khiến cho không khí của bữa ăn trở nên im lăng lạ thường

=> Số phận và cảnh ngộ của con người trong nạn đói 1945. Họ đã phải tìm mọi cách để có thể sống được qua cái đói kinh hoàng ấy. Ngươi đàn bà vợ nhặt đẫ chấp nhận theo không Tràng về làm vợ với mong muốn có một cuộc sống tốt hơn. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, và họ đã phải vật lộn với hoàn cảnh để giữ lại mạng sống của mình.

c) Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm 

  •  Tố cáo xã hội đã chà đạp lên nhân phẩm của con người và hiện thực tàn khốc, tình cảnh thảm hại của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
  •  Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị cùng A Phủ ngay cả khi họ bị chèn ép, chà đạp sống trong gia đình không có tình người và bản chất tốt đẹp, sức sống kì diệu của Tràng, của thị, của bà cụ Tứ
  •  Nỗi xót xa, đau đớn của tác giả khi chứng kiến hiện thực tăm tối của xã hội lúc bấy giờ
  •  Mở ra con đường giải thoát nhân vật của mình khỏi hoàn cảnh tăm tối, tù túng và cái chết đeo đuổi là đi theo cách mạng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nhân đạo của tác phẩm

Bài tập 2: So sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  •  Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu 

o Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sấu sắc về Tây Nguyễn và có tình cảm đặc biệt với mảnh đất và con người ở đây.

o Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc , là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông

  •  Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình 

o Nguyễn Thi sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.

o Những đứa con trong gia đình ra đời năm 1966, là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi

=> Cả hai tác phẩm đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Song ở mỗi tác phẩm, người đọc lại thấy những khám phá và sáng tạo riêng của người nghệ sĩ. 

Thân bài 

a) Giống nhau 

  •  Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất
  •  Cả hai tác phẩm đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thế hiện qua truyền thống từ gia đình, bản làng và sự tiếp nối của các thế hệ đi kháng chiến cũng như những phẩm chất của con người ở hai mảnh đất này.

b) Khác nhau 

  •  Rừng xà nu

o Hình tượng rừng xà nu được xây dựng xuyên suốt tác phẩm vừa là hình ảnh biểu trưng cho số phận đau thương, những hi sinh, mất mát của nhân dân miền Nam vừa biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của loài cây đặc trưng của bản làng, của Tây Nguyên.

o Các thế hệ xà nu cứ nối tiếp nhau lớn lên mà ra chiến trường, càng những thế hệ về sau càng là những thế hệ trưởng thành, vững chãi. Các thế hệ đau thương là thế hệ của cụ Mết, của bà Nhan, anh Xút, của cả Tnú và Mai. Các thế hệ trưởng thành và chủ động trong cuộc chiến là Dít và bé Heng. Những thế hệ ấy chính là lớp lớp những thế hệ con người Việt Nam nối tiếp nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

o Tnú là người anh hùng của bản làng Xô Man, bước ra từ những trang sử thi, qua lối kể khan đặc trưng của Tây Nguyên. Bản thân Tnú cũng bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. 

=> Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách - khoảng cách sử thi.

  • Những đứa con trong gia đình 

o Chiến và Việt cũng là những người anh hùng và đại diện cho số phận cũng như phẩm chất của cộng đồng. Cả hai chị em đều phải chịu một số phận đau thương khi chứng kiến cái chết lần lượt của những người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, ở họ vẫn luôn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp: anh hùng từ trong trứng nước, kiên cường gan dạ nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ. Đặc biệt, đây là lớp thế hệ chủ động trong cuộc chiến và sẽ trưởng thành, vươn xa hơn so với những thế hệ trước.

Kết bài: Khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng trong cả hai tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chúng

Bài tập 3: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

  •  Nguyễn Minh Châu là người mở đường tài hoa và tinh anh nhất thời hậu chiến. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố đời thường và tầm triết luận sâu sắc. Những sáng tác của ông luôn cho người đọc thấy một cuộc đấu tranh, suy tư trăn trở về cuộc đời và con người.
  •  Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983 nhưng bốn năm sau mới ra mắt, in trong tập truyện cùng tên (1987), mang tới cho người đọc nhiều triết luận đúng đắn về cuộc sống và con người
  •  Tình huống truyện: độc đáo, đầy bất ngờ'

Thân bài

a) Tình huống truyện 

  • Khái niệm: Những sự kiện diên ra trong khoảnh khắc để từ đó nhân vật xuất hiện và bộc lộ cá tính, phẩm chất và quá trình nhận thức của mình.
  • Có 3 loại tình huống truyện:

o Tình huống hành động

o Tình huống tâm trạng

o Tình huống nhận thức

=> Tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm.

b) Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 

  •  Tình huống trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức. Tức là những tình huống được xây dựng để giúp nhân vật (con người) nhận thức ra một triết lí, một sự thực nào đó trong cuộc sống. Qua hai tình huống truyện ấy, không chỉ Phùng, Đẩu mà cả người đọc dường như cũng ngộ ra được những chân lí, những vẻ đẹp vốn dĩ tiềm ẩn đằng sau những hình ảnh chân thực mà chúng ta được nhìn thấy, được chứng kiến.
  •  Tình huống thứ nhất - phát hiện vê nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng: 

o Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ ảnh về biển cho bộ lịch năm mới. Anh đã tới vùng biển từng là chiến trường cũ của mình, để thăm người bạn, để canh chụp cảnh biển. Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, Phùng đã tìm được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh của con thuyền ở ngoài xa. 

o Phùng cảm giác mình đã tìm được vẻ đẹp hoàn hảo của tự nhiên, là cái đẹp đã đạt tới chân thiện mĩ trong tâm hồn con người. Phùng đã nháy máy lia lịa để ghi lại cảnh của con thuyền ở ngoài xa ấy.

  •  Tình huống thứ hai - Nhận thức về cảnh đời éo le

o Khi con thuyền tiến lại gần, Phùng đã chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình, của chính những người trên con thuyền tuyệt đẹp mà Phùng vừa chụp kia. Cảnh tượng ấy khiến anh thấy ngỡ ngàng, bất ngờ đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn.

o Trong câu chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, Phùng và cả Đẩu đều có được những bài học quý giá về con người và cuộc đời: Người đàn bà xấu xí, thô kệch, rỗ mặt ấy cương quyết không chịu bỏ chồng chính vì cuộc sống éo le, bất hạnh. Và cũng chính từ câu chuyện ấy, Phùng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những con người với vẻ ngoài xấu xí.

=> Cả hai tình huống đều là tình huống nhận thức vì:

  •  Tình huống thứ nhất, Phùng đã nhận ra được vẻ đẹp chân thiện mĩ của sự hoàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tức là Phùng đã nhận ra được những giá trị đích thực mà nghệ thuật mang tới cho con người. Giá trị ấy lớn hơn tất cả những gì mà vật chất có thể mang lại.
  •  Tình huống thức hai, Phùng nhận ra được sự đa diện của cuộc đời và con người. Không thể chỉ nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt màu hồng xa rời thực tế, mà phải nhìn thật sâu, thấu hiểu được cảnh đời, số phận của họ. Con thuyền khi ở ngoài xa thì thật đẹp nhưng khi tiến lại gần thì là cuộc đời bất hạnh của một người đàn bà. Người đàn bà xấu xí, thô kệch ấy lại ẩn giấu bên trong là một người phụ nữ thấu hiểu, trải đời, giàu đức hi sinh. 
  •  Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm quan niệm, triết lí của mình về cuộc đời và con người: Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng và quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người.

Bài tập 4: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  •  Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Những vở kịch của ông đã làm rúng động dư luận lúc bấy giờ bởi nó đã đánh thẳng vào những sai trái, lề thói của xã hội hiện tại như bệnh sĩ, tôi và chúng ta, hồn Trương Ba, da hàng thịt...
  •  Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt  được lấy từ một tích của văn học dân gian, Lưu Quang Vũ đã viết tiếp câu chuyện dân gian để lại. Đoạn trích thuộc cảnh VII của vở kịch.
  •  Qua đoạn trích ấy, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm được quan niệm sống của mình tới bạn đọc: Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được.

Thân bài 

a) Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. 

  •  Qua lời thoại đầu tiên của Trương Ba khi xuất hiện trên sân khấu ước lệ

o Không! Không! Ta chán cái thân thể không phải là của ta này lắm rồi! Chán lắm rồi!

o Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thu riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát

=> Sự bí bách, ngột ngạt và không thể chấp nhận được cảnh sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt của Trương Ba. Cũng vì sự nhầm lẫn của Nam Tào mới gây ra tình trạng oan trái này. Trương Ba đã chấp nhận sống trong thân xác anh hàng thịt để được trở về với gia đình, nhưng đến lúc này, mọi chuyện dường như không còn được như trước, Trương Ba bị đồn nén và trở nên túng quẫn.

  •  Qua cuộc đối thoại với những người thân yêu trong gia đình

o Với cái Gái - cháu gái của Trương Ba: nó phủ nhận, đuổi Trương Ba ra khỏi nhà

o Với bà vợ: thẫn thờ, buồn bã, và kiên quyết bỏ đi để Trương Ba có thể sang sống hẳn với chị hàng thịt

o Với người con dâu: Càng thêm tuyệt vọng

=> Trương Ba bị dồn ép từ các phía, chỉ vì sống không được là mình, không phải là mình. Mọi sở thích, khao khát, hành động của hồn Trương Ba trước đây so với anh hàng thịt hoàn toàn khập khiễng, khác xa nhau. Chính vì thế, Trương Ba đã không thể là mình ngày xưa, dù ông luôn tự nhủ và an ủi mình "tôi vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thắng thắn..."

  •  Qua cuộc đối thoại với Đế Thích

o Tỏ rõ quan điểm của bản thân về sự sống: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!; Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...

o Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và sự trọn vẹn trong tâm hồn nên Trương Ba đã vượt qua được phép thử cuối cùng của Đế Thích là được nhập vào cu Tị để tiếp tục sống.

=> Trương Ba đã mạnh mẽ khước từ lời đề nghị của Đế Thích, bày tỏ quan niệm và khao khát sống của cá nhân mình, cũng là lối sống và ý nghĩa đích thực của sự sống con người.

b) Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý: thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt 

  •  Xác hàng thịt và những dục vọng của anh ta bao gồm: món tiết canh cổ hũ, ham muốn với người vợ, thô lỗ, cục cằn, ăn tám chín bát cơm một bữa là biểu trưng của những dục vọng vốn có của con người. Đó là điều tồn tại tất yếu trong mỗi cá nhân, là những nhu cầu mang tính bản năng nhưng điều quan trọng là ta có thể chế ngự được nó.
  •  Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt đã đưa ra những bằng chứng xác thực khi hồn Trương Ba đã bị chi phối bởi sức mạnh của hắn - của những dục vọng và dung tục hàng ngày, mà trở nên tha hóa, biến chất. 

=> Con người đều có những yếu tố thuộc về bản năng, đều có những khao khát rất đỗi tầm thường nhưng ta cần phải chế ngự nó để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn

=> Nhưng cũng không thể chỉ quan tâm tới đời sống con người mà bỏ bê thân xác, cần có sự cân bằng giữa cả hai thì đời sống của con người mới thực sự toàn vẹn.

Kết bài : Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng và giá trị của những bài học mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua đoạn kịch

Bài tập 5: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp

  •  Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Số phận con người: 

o Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc về câu chuyện cuộc đời của những con người thời hậu chiến

o Truyện đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật, từ đó người đọc có thể hình dung về thế giới nội tâm của những con người sau cuộc chiến.

o Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. Vì đó là cảm xúc, nhận định và quan niệm của tác giả về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.

  •  Ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Số phận con người

o Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh ghê gớm của nó. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng triệu người. Mà kinh khủng hơn, là nó đã phá nát cuộc sống của không biết bao gia đình, đạp đổ ước mơ và tương lai của những đứa trẻ.

o Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người. Sức mạnh phi thường với niềm tin bất diệt của con người có thể làm nên được điều kì diệu, đưa con người vượt thoát khỏi những nghịch cảnh éo le, tàn khốc. Tâm hồn con người có chỗ dựa vững chắc chính là tình yêu thương, giống như Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a vậy.

Bài tập 6: Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn đã phê phán rất nhiều căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Đó là:

 Những hủ tục cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước Trung Quốc.

  • Cách mà người cách mạng đang làm là "bôn ba trong chốn quạnh hiu", xa rời quần chúng nhân dân, khiến họ nghi ngờ, dè bỉu và hả hê khi chứng kiến cái chết của Hạ Du - chiến sĩ cách mạng dũng cảm. 
  •  Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn cũng có những giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc:

o Cốt truyện đơn giản, không có những tình tiết gay cấn và sự việc cao trào song lại rất hàm súc.

o Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng

o Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc đầy lôi cuốn. 

Bài tập 7: Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?

Ông già và biển cả là một tác phẩm rất giàu ý nghĩa biểu tượng:

  •  Ông lão Santiago: là biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. 
  •  Con cá kiếm : tượng trưng cho những khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. 
  •  Đàn cá mập: biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án.
  •  Biển: là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.

Đồng thời, đây cũng là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê theo nguyên lí tảng bằng trôi. Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ôn tập phần văn học

Bài tập 1: Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Mở bài: Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm

- Tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ 

- Tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt 

Cả hai tác phẩm đều viết về số phận và cảnh ngộ của những con người thấp cổ bé họng, những người dân lao động. Song dù có bị đọa đầy, chà đạp, ta vẫn thấy ánh lên ở những con người ấy phẩm chất tốt đẹp, Đó cũng chính là tinh thần nhân đạo trong hai tác phẩm.

Thân bài:

a) Vợ chồng A Phủ 

Nhân vật Mị

- Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có tài thổi sáo. Cô yêu tự do và luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc với người đàn ông đeo nhẫn ở ngón tay trái. Đặc biệt, Mị là một đứa con hiếu thảo.

- Nhưng số phận nghiệt ngã khiến Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống Lí để rồi bị đầy đọa cả về thể xác và tinh thần.

Nhân vật A Phủ

- Là một chàng trai H'mông khỏe mạnh, tài giỏi và yêu tự do, kiên cường và dũng cảm

- Nhưng số phận đã biến chàng trai ấy thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra khi chàng lỡ tay đánh A Sử - con trai thống lí Pá Tra. 

b) Vợ nhặt:

 - Số phận và cảnh ngộ của con người trong nạn đói 1945. Họ đã phải tìm mọi cách để có thể sống được qua cái đói kinh hoàng ấy. Người đàn bà vợ nhặt đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ với mong muốn có một cuộc sống tốt hơn. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, và họ đã phải vật lộn với hoàn cảnh để giữ lại mạng sống của mình.

c) Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm 

- Tố cáo xã hội đã chà đạp lên nhân phẩm của con người và hiện thực tàn khốc, trong nạn đói khủng khiếp năm 1945

- Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị cùng A Phủ ngay cả khi họ bị chèn ép, chà đạp.

- Nỗi xót xa, đau đớn của tác giả khi chứng kiến hiện thực tăm tối của xã hội lúc bấy giờ

- Mở ra con đường giải thoát nhân vật của mình khỏi hoàn cảnh tăm tối, tù túng và cái chết đeo đuổi là đi theo cách mạng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nhân đạo của tác phẩm

Bài tập 2: So sánh

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu 

- Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình.

- Cả hai tác phẩm đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Song ở mỗi tác phẩm, người đọc lại thấy những khám phá và sáng tạo riêng của người nghệ sĩ. 

Thân bài 

a) Giống nhau 

- Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất

- Đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

b) Khác nhau 

Rừng xà nu

- Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách - khoảng cách sử thi.

Những đứa con trong gia đình 

- Chiến và Việt cũng là những người anh hùng và đại diện cho số phận cũng như phẩm chất của cộng đồng. Cả hai chị em đều phải chịu một số phận đau thương khi chứng kiến cái chết lần lượt của những người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, ở họ vẫn luôn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt, đây là lớp thế hệ chủ động trong cuộc chiến và sẽ trưởng thành, vươn xa hơn so với những thế hệ trước.

Kết bài: Khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng trong cả hai tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chúng

Bài tập 3: Phân tích  Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

Thân bài

a) Tình huống truyện 

Có 3 loại tình huống truyện:

- Tình huống hành động

- Tình huống tâm trạng

- Tình huống nhận thức

b) Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 

- Tình huống thứ nhất - phát hiện vê nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng

- Tình huống thứ hai - Nhận thức về cảnh đời éo le

=> Cả hai tình huống đều là tình huống nhận thức vì:

- Tình huống thứ nhất: nhận ra được vẻ đẹp chân thiện mĩ của sự hoàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Giá trị ấy lớn hơn tất cả những gì mà vật chất có thể mang lại.

- Tình huống thức hai: nhận ra được sự đa diện của cuộc đời và con người. Không thể chỉ nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt màu hồng xa rời thực tế, mà phải nhìn thật sâu, thấu hiểu được cảnh đời, số phận của họ.

- Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tình huống.

Bài tập 4: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài 

a) Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. 

- Sự bí bách, ngột ngạt và không thể chấp nhận được cảnh sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt của Trương Ba. Cũng vì sự nhầm lẫn của Nam Tào mới gây ra tình trạng oan trái này. Trương Ba đã chấp nhận sống trong thân xác anh hàng thịt để được trở về với gia đình, nhưng đến lúc này, mọi chuyện dường như không còn được như trước, Trương Ba bị đồn nén và trở nên túng quẫn.

- Trương Ba bị dồn ép từ các phía, chỉ vì sống không được là mình, không phải là mình. 

- Trương Ba đã mạnh mẽ khước từ lời đề nghị của Đế Thích, bày tỏ quan niệm và khao khát sống của cá nhân mình, cũng là lối sống và ý nghĩa đích thực của sự sống con người.

b) Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý: thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt 

- Con người đều có những yếu tố thuộc về bản năng, đều có những khao khát rất đỗi tầm thường nhưng ta cần phải chế ngự nó để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn

- Nhưng cũng không thể chỉ quan tâm tới đời sống con người mà bỏ bê thân xác, cần có sự cân bằng giữa cả hai thì đời sống của con người mới thực sự toàn vẹn.

Kết bài : Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng và giá trị của những bài học mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua đoạn kịch

Bài tập 5: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật Số phận con người của M. Sô-lô-khốp

  •  Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Số phận con người: 

o Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn.

o Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.

  •  Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.

Ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Số phận con người

- Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh ghê gớm của nó. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng triệu người. 

- Mà kinh khủng hơn, là nó đã phá nát cuộc sống của không biết bao gia đình, đạp đổ ước mơ và tương lai của những đứa trẻ.

- Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người. Sức mạnh phi thường với niềm tin bất diệt của con người có thể làm nên được điều kì diệu, đưa con người vượt thoát khỏi những nghịch cảnh éo le, tàn khốc. 

Bài tập 6:  Đó là:

- Những hủ tục cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước Trung Quốc.

- Cách mà người cách mạng đang làm là "bôn ba trong chốn quạnh hiu", xa rời quần chúng nhân dân, khiến họ nghi ngờ, dè bỉu và hả hê khi chứng kiến cái chết của Hạ Du - chiến sĩ cách mạng dũng cảm. 

Giá trị nghệ thuật  đặc sắc:

- Cốt truyện đơn giản, tình tiết gay cấn và sự việc cao trào song lại rất hàm súc.

- Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng

- Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc đầy lôi cuốn. 

Bài tập 7: Ý nghĩa biểu tượng  Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?

- Ông lão Santiago: biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. 

- Con cá kiếm : khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. 

- Đàn cá mập: cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án.

- Biển: khát vọng lớn lao của con người.

Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ôn tập phần văn học

Bài tập 1: Phân tích

Mở bài: Giới thiệu: Tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt 

Thân bài:

a) Vợ chồng A Phủ 

1. Nhân vật Mị: Là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có tài thổi sáo. Cô yêu tự do và luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc với người đàn ông đeo nhẫn ở ngón tay trái. Đặc biệt, Mị là một đứa con hiếu thảo. Nhưng số phận nghiệt ngã khiến Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống Lí để rồi bị đầy đọa cả về thể xác và tinh thần.

2. Nhân vật A Phủ: Là một chàng trai H'mông khỏe mạnh, tài giỏi và yêu tự do, kiên cường và dũng cảm. Nhưng số phận đã biến chàng trai ấy thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra khi chàng lỡ tay đánh A Sử - con trai thống lí Pá Tra. 

b) Vợ nhặt: Số phận và cảnh ngộ của con người trong nạn đói 1945. 

c) Giá trị nhân đạo 

- Tố cáo xã hội đã chà đạp lên nhân phẩm của con người và hiện thực tàn khốc, trong nạn đói khủng khiếp năm 1945

- Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị cùng A Phủ.

- Nỗi xót xa, đau đớn chứng kiến hiện thực tăm tối của xã hội lúc bấy giờ

- Mở ra con đường giải thoát nhân vật của mình khỏi hoàn cảnh tăm tối, tù túng và cái chết đeo đuổi là đi theo cách mạng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nhân đạo của tác phẩm

Bài tập 2: So sánh

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài 

a) Giống nhau: Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

b) Khác nhau 

1. Rừng xà nu: Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách - khoảng cách sử thi.

2. Những đứa con trong gia đình: Cả hai chị em đều phải chịu một số phận đau thương khi chứng kiến cái chết lần lượt của những người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, ở họ vẫn luôn tồn tại những phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt, đây là lớp thế hệ chủ động trong cuộc chiến và sẽ trưởng thành, vươn xa hơn so với những thế hệ trước.

Kết bài: Khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng trong cả hai tác phẩm và những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của chúng

Bài tập 3: Phân tích  Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

Thân bài

a) Tình huống truyện 

1. Tình huống hành động

2. Tình huống tâm trạng

3. Tình huống nhận thức

b) Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 

- Tình huống thứ nhất - phát hiện vê nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng

- Tình huống thứ hai - Nhận thức về cảnh đời éo le

=> Cả hai tình huống đều là tình huống nhận thức 

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tình huống.

Bài tập 4: Ý nghĩa Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài 

1. Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. 

2. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý: thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt 

Kết bài : Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng và giá trị của những bài học mà Lưu Quang Vũ đã gửi gắm qua đoạn kịch

Bài tập 5: Ý nghĩa tSố phận con người của M. Sô-lô-khốp

  • Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Số phận con người: Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn. Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.

Ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn Số phận con người

1. Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh ghê gớm của nó. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng nghìn, hàng triệu người. 

2. Mà kinh khủng hơn, là nó đã phá nát cuộc sống của không biết bao gia đình, đạp đổ ước mơ và tương lai của những đứa trẻ.

3. Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người. Sức mạnh phi thường với niềm tin bất diệt của con người có thể làm nên được điều kì diệu, đưa con người vượt thoát khỏi những nghịch cảnh éo le, tàn khốc. 

Bài tập 6:  Đó là: Những hủ tục cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước Trung Quốc. Cách mà người cách mạng đang làm là "bôn ba trong chốn quạnh hiu", xa rời quần chúng nhân dân, khiến họ nghi ngờ, dè bỉu và hả hê khi chứng kiến cái chết của Hạ Du - chiến sĩ cách mạng dũng cảm. 

Giá trị nghệ thuật  đặc sắc: Cốt truyện đơn giản, tình tiết gay cấn và sự việc cao trào song lại rất hàm súc. Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng. Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc đầy lôi cuốn. 

Bài tập 7: Ý nghĩa biểu tượng:

1. Ông lão Santiago

=>biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. 

2. Con cá kiếm 

=>khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. 

3. Đàn cá mập

=>cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án.

4. Biển

=> khát vọng lớn lao của con người.

Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.

 

Tìm kiếm google: Ôn tập phần văn học ngữ văn 12 tập 2, soạn bài Ôn tập phần văn học, hướng dẫn soạn cực ngắn Ôn tập phần văn học ngữ văn 12.

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com