[toc:ul]
Bài tập 1: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu tranh của ông lão và con cá kiếm.
Bài tập 2: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
Bài tập 3: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm một chi tiết chứng tỏ cảm nhận khác lạ ở đây. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm.
Bài tập 4: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
So sánh hình anh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng?
Luyện tập
Bài tập 1: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sự dụng loại ngôn từ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
Bài tập 2: trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Tên tác phẩm (nguyên văn tiếng Anh: The old man and the sea) trong các bản dịch ở Việt Nam đều được bổ sung là Ông già và biển cả nếu dịch đúng nguyên văn chỉ là ông già và biển. Anh (chị) thích cách dịch nào hơn?
Bài tập 1: Vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm:
- Miêu tả cụ thể những vòng lượn của con cá kiếm giúp người đọc nhận ra được đặc điểm của cuộc đấu đó, đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá.
- Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó, ông lão rất giàu kinh nghiệm.
- Từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ, rất kiên cường.
- Những vòng lượn này là cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác xong vẫn là gián tiếp bởi nhà văn chưa thể biết về con cá mà chỉ đoán qua những vòng lượn của nó.
Bài tập 2: Cảm nhận ông lão tập trung vào thị giác và xúc giác.
Bài tập 3:
Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
o Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy ... anh em ạ. Ông lão coi con cá như con người.
o Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
o Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó (con cá có thể lặn xuống làm đứt dây câu hoặc lật thuyền ...
o Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
Bài tập 4: So sánh hình anh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó.
Luyện tập
Bài tập 1:
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.
Tác dụng:
Bài tập 2: Biển và biển cả đều theo từ điển tiếng Việt thì đều là danh từ chỉ sự rộng lớn. Tuy nhiên từ biển đơn giản chỉ có nghĩa là phần nước mặn chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất, rộng lớn còn từ biển cả gợi cảm giác thênh thang rộng lớn. Vì thế khi dịch là ông già và biển cả ta dễ dàng hình dung được sự rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, thấy được nghị lực và sức mạnh của con người. Như vậy, em thích cách dịch là ông già và biển cả hơn.
Bài tập 1: Vòng lượn của con cá kiếm gợi lên những đặc điểm:
1. Giúp người đọc nhận ra được đặc điểm của cuộc đấu đó.
2. Hiểu được sự cố gắng của con cá, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ, rất kiên cường.
3. Là cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác xong vẫn là gián tiếp bởi nhà văn chưa thể biết về con cá mà chỉ đoán qua những vòng lượn của nó.
Bài tập 2:
- Cảm nhận ông lão tập trung vào thị giác và xúc giác.
Chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần và từ bộ phận đến toàn thể.
1. Từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão.
2. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận, từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn.
3. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó.
4. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.
Bài tập 3:
Ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
Chi tiết
- Lời đối thoại với con cá kiếm, Ông lão coi con cá như con người.
- Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
- Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó.
=>Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua,đây tượng trưng cho những dào cản khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp.
1. Người đi câu - con mồi được câu.
2. Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài.
3. Hai người bạn cảm thông, chia sẻ.
4. Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp.
5. Ứng xử giữa con người và môi trường.
Bài tập 4: So sánh .
Luyện tập
Bài tập 1:
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô
Tác dụng:
- Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
- Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
- Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
- Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Bài tập 2: Em thích cách dịch là ông già và biển cả hơn.
Vì: Biển và biển cả đều theo từ điển tiếng Việt thì đều là danh từ chỉ sự rộng lớn. Tuy nhiên từ biển đơn giản chỉ có nghĩa là phần nước mặn chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất, rộng lớn còn từ biển cả gợi cảm giác thênh thang rộng lớn. Vì thế khi dịch là ông già và biển cả ta dễ dàng hình dung được sự rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, thấy được nghị lực và sức mạnh của con người.
Bài tập 1: Vòng lượn gợi lên: Đặc điểm của cuộc đấu đó. / Hiểu được sự cố gắng của con cá. / Là cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác xong vẫn là gián tiếp bởi nhà văn chưa thể biết về con cá mà chỉ đoán qua những vòng lượn của nó.
Bài tập 2: Cảm nhận => thị giác và xúc giác.
Chi tiết: Từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. / "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận, từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. / Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. / Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.
Bài tập 3:
- Ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.
- Chi tiết: Lời đối thoại với con cá kiếm, Ông lão coi con cá như con người. / Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó / Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó.
=>Con cá kiếm tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua, khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
- Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp. (Người đi câu - con mồi được câu. / Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài. / Hai người bạn cảm thông, chia sẻ. / Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp. / Ứng xử giữa con người và môi trường. )
Bài tập 4: So sánh .
1. Trước khi ông lão chiếm được
=> Khổng lồ xinh đẹp, đuôi lớn hơn lưỡi hái lớn màu tím hồng, khôn ngoan kiên cường chịu đựng tốt, sức mạnh oai phong kỹ vĩ và duyên dáng.
2. Khi bị ông lão chiếm được
=>Vẫn mang nét kiêu hùng mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó. Cái chết cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
3. Có thể coi con cá kiếm như là một biểu tượng vì:
=>Sức mạnh của con cá vô cùng lớn, tượng trưng cho sức mạnh nghiệt ngã của thiên nhiên, những thử thách khó khăn mà con người phải đối mặt và vượt qua, khó khăn mà con người luôn phấn đấu vượt qua để đạt được mục đích.
Luyện tập
Bài tập 1: Đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô
Tác dụng: Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc, cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó, Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Bài tập 2: Em thích cách dịch là ông già và biển cả hơn. Vì: Biển và biển cả đều là danh từ chỉ sự rộng lớn. Tuy nhiên từ biển đơn giản chỉ có nghĩa là phần nước mặn chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất, gợi cảm giác thênh thang rộng lớn, dễ dàng hình dung được sự rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé, thấy được nghị lực và sức mạnh của con người.