Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 CTST CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

BẢN NHẠC BLUE IS LOVE

Về nội dung và tính chất âm nhạc

Là một bản nhạc trữ tình được tác giả André Popp và Pierre Cour viết năm 1967 có giai điệu nhẹ nhàng, viết ở giọng Mi thứ, tốc độ thong thả.

Về cấu trúc

 

 

 

 

- Viết ở hình thức ba đoạn đơn (a – b – a), mỗi đoạn có 2 câu (4 hoặc 5 nhịp):

+ Đoạn a: giọng Mi thứ, viết ở hình thức một đoạn đơn với lối cấu trúc nhắc lại (câu 2 nhắc lại câu 1).

+ Đoạn b: giọng Mi trưởng, viết ở hình thức một đoạn đơn với lối cấu trúc không nhắc lại (câu 2 không nhắc lại câu 1). Tương phản rõ nét với đoạn a qua điệu thức và âm hình tiết tấu.

- Sơ đồ cấu trúc của bản nhạc:

Về hòa âm

- Đoạn a: tự tin, phong thái thoải mái; chọn âm sắc trong trẻo cho phần giai điệu như guitar, piano,... với âm lượng vừa phải; sử dụng tiết điệu cơ bản.

+ Câu 1: Em – A – D – Em – C – D – G

+ Câu 2: Em – A – D – Em – C – B – Em

- Đoạn b: linh hoạt, mạnh mẽ; thay đổi âm sắc mượt mà như strings, flute,... với âm lượng lớn hơn đoạn a; sử dụng biến tấu tiết điệu có tính chất sinh động hơn.

+ Câu 1: E – F#m – E – A – E

+ Câu 2: E – B – B7 – Em

Về kĩ thuật biểu diễn

- Chức năng đệm (Auto Accompaniment): cài đặt tiết điệu Pop.

- Sử dụng phần mở đầu tự động (Intro): bấm hợp âm Em để đàn tự động dạo đầu trước khi vào bài.

- Chức năng chỉnh âm sắc và lưu vào nút nhớ (Registration): mỗi đoạn cần sử dụng một âm sắc khác nhau (ví dụ: piano và strings).

- Chức năng bè tự động (Harmony): rất nhiều đàn phím điện tử có chức năng harmony. Nếu có, hãy lưu chức năng này vào một nút nhớ riêng cùng với tiếng strings ở đoạn b.

- Chức năng Fill (hoặc Break): ở kết câu, kết đoạn thường sử dụng nút này để biến tấu tiết điệu một cách tự động, tạo hiệu quả rõ ràng trong cấu trúc âm nhạc.

- Chức năng kết bài (Ending): bấm nút này để đàn đoạn kết một cách tự động.

- Kĩ thuật liền tiếng: luyện tập gam Mi thứ và Mi trưởng với kĩ thuật liền tiếng.

- Tập chuyển hợp âm (tay trái): luyện tập chuyển sơ đồ hợp âm cùng với tiết điệu Pop.

- Để thể hiện bản nhạc một cách tự tin, cần thuộc giai điệu và sơ đồ hợp âm của bản nhạc; cần hiểu rõ tính năng nhạc cụ mình sử dụng, nhất là các nút chức năng có trên cây đàn phím điện tử.

 

BẢN NHẠC DONNA DONNA

Về cấu trúc

 

 

 

 

- Được viết ở hình thức ba đoạn, mỗi đoạn có 2 câu, trước đó có 4 nhịp nhạc dạo:

+ Phần mở đầu:

+ Đoạn 1:

+ Đoạn 2:

+ Đoạn 3:

- Sơ đồ cấu trúc của bản nhạc:

Về hòa âm

- Phần mở đầu: Dm – Gm – A7 – Dm – Gm – A7 – Dm  

- Đoạn 1:

+ Câu 1: Dm – A7 – Dm – A7 – Dm – Gm – Dm – A7

+ Câu 2: Dm – A7 – Dm – A7 – Dm – Gm – A– Dm

- Đoạn 2:

+ Câu 1: C – F – Dm – C7 – F

+ Câu 2: C – F – Dm – A7 – Dm

- Đoạn 3:

+ Câu 1: A7 – Dm – C – F

+ Câu 2: A7 – Dm – A7 – Dm – A7 – Dm

Về kĩ thuật biểu diễn

- Nhạc cụ giai điệu: xử lí kĩ thuật phù hợp theo nhạc cụ đã chọn (ví dụ: cách chọn âm sắc và nhớ vào nút chức năng theo mỗi đoạn của đàn phím điện tủ; cách đàn chính xác giai điệu đảo phách cuối mỗi câu ở đoạn 2).

- Guitar 1: lưu ý kĩ thuật móc gảy hợp âm ở phần nhạc dạo.

- Guitar 2: học thuộc thế bấm các hợp âm và tập luyện giữ đều nhịp theo sơ đồ.

Ví dụ:

- Trong khi hòa tấu, cần có sự giao lưu với nhau qua ánh mắt, cử chỉ để góp phần thể hiện nội dung bản nhạc một cách tốt hơn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về những vấn đề về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.31.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Tìm hiểu về một số kĩ năng cần có khi thể hiện tác phẩm độc tấu và nêu những kĩ năng thể hiện độc tấu tác phẩm Love is blue.

+ Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu về một số kĩ năng cần có khi thể hiện tác phẩm hòa tấu và nêu những kĩ năng thể hiện hòa tấu tác phẩm Donna Donna.

- GV yêu cầu HS luyện tập và biểu diễn hai tác phẩm Love is blue Donna Donna.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS xung phong hoặc chỉ định ngẫu nhiên để HS trình bày trước lớp.

- GV yêu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích tác phẩm độc tấu guitar Silent night.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, phân tích tác phẩm độc tấu guitar Silent night.
  4. Sản phẩm: HS phân tích tác phẩm và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV trình chiếu cho HS quan sát tác phẩm Silent night:

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích tác phẩm độc tấu guitar Silent night.

- GV hướng dẫn HS luyện tập tác phẩm Silent night và yêu cầu biểu diễn trước lớp:

https://youtu.be/fXqygz0zFFI?si=ETmBEYlurL2EbKLS

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và làm việc theo nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp: Tác phẩm độc tấu guitar Silent night được viết ở nhịp có giai điệu tiết tấu du dương, nhẹ nhàng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nêu nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thông tin cần thiết.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các tác phẩm âm nhạc.

+ Phân tích được tiết mục biểu diễn độc tấu và hòa tấu: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, hòa âm, sắc thái và kĩ năng biểu diễn.

+ Tự đánh giá về khả năng biểu diễn của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Thực hành biểu diễn độc tấu.

 

ĐÁNH GIÁ SAU BÀI HỌC

 

Mức độ

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mức độ 1

Cảm nhận được nội dung, sắc thái và tình cảm của các bài tác phẩm âm nhạc.

 

 

Mức độ 2

Phân tích được tiết mục biểu diễn độc tấu về: thể loại, nội dung, cấu trúc, giai điệu, hòa âm, sắc thái và kĩ năng biểu diễn.

Phân tích được tiết mục biểu diễn hòa tấu về: thể loại, nội dung, cấu trúc, sắc thái, sự hòa quyện giữa các bè và kĩ năng biểu diễn.

 

 

Mức độ 3

Tự đánh giá về khả năng biểu diễn của bản thân, phân tích được ưu điểm và hạn chế.

 

 

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 CTST CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Chân trời CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 chân trời CĐ 2 Bài 1: Những vấn đề chung

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay