Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 3: Thực hành biểu diễn hoà tấu (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
VỀ BỐ CỤC BIỂU DIỄN
VỀ KĨ THUẬT, KĨ NĂNG PHỐI HỢP
Cấu trúc |
Đàn phím 1 (Chơi hòa âm tự động) |
Đàn phím 2 (Chơi giai điệu) |
Đàn phím 3 (Chơi giai điệu) |
Đoạn a (nhịp 1 – nhịp 9) |
- Chọn tiết điệu Waltz. - Tốc độ nhanh (tempo = 150). - Kĩ thuật bấm hợp âm tay trái. - Bấm nút chức năng (biến tấu tiết điệu ở phách thứ hai, ô nhịp 9 trước khi sang đoạn b). - Chú ý dấu hiệu bắt đầu của đàn phím 2. |
- Chọn âm sắc banjo. - Chú ý dấu ở nốt rê. - Ra dấu hiệu để đàn phím 1 và đàn phím 3 cùng bắt đầu ở nhịp kế tiếp. - Kĩ thuật đàn liền tiếng. |
- Chọn âm sắc pan flute. - Chú ý dấu hiệu bắt đầu của đàn phím 2. - Kĩ thuật đàn liền tiếng. |
Đoạn b (nhịp 10 – nhịp 17) |
- Kĩ thuật bấm hợp âm tay trái. - Bấm nút chức năng dừng tiết điệu ở phách thứ 3, ô nhịp 17. |
- Chọn âm sắc xylophone. - Kĩ thuật đàn nảy tiếng. |
- Chọn âm sắc guitar country. - Kĩ thuật đàn liền tiếng. |
Đoạn a’ (nhịp 18 – nhịp 25) |
- Kĩ thuật bấm hợp âm tay trái. - Bấm nút chức năng kết tự động ở phách thứ 2, ô nhịp 25. |
- Chọn âm sắc banjo. - Kĩ thuật đàn liền tiếng. |
- Chọn âm sắc pan flute. - Kĩ thuật đàn liền tiếng. |
VỀ BIỂU CẢM
Cấu trúc |
Biểu cảm |
Đoạn a |
- Ba người diễn tấu cùng nhìn nhau, ra hiệu bằng ánh mắt khi bắt đầu biểu diễn. - Cần có những biểu hiện minh họa cho tính chất rộn ràng, lôi cuốn của giai điệu; cơ thể đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu bản nhạc, nét mặt vui tươi. |
Đoạn b |
Người chơi đàn phím 2 thể hiện sự tinh nghịch qua ánh mắt, động tác diễn tấu khi đàn nảy tiếng. |
Đoạn a’ |
Tương tự đoạn a. |
Kết |
- Ba người diễn tấu cùng nhìn nhau, ra hiệu bằng ánh mắt khi kết thúc. - Cùng cười nhẹ và chào khán giả, thể hiện niềm vui khi hòa tấu. |
VỀ TÂM LÍ BIỂU DIỄN
Tình huống |
Cách xử lí |
Mất bình tĩnh khi chuẩn bị biểu diễn. |
Nhắm mắt, hít thở sâu một vài lần trước khi trình diễn. |
Hay quên bố cục biểu diễn. |
Chuẩn bị bản nhạc để trước mắt khi trình diễn. |
Bạn diễn quên giai điệu. |
Tiếp tục đàn, bạn diễn sẽ bắt vào những nhịp kế tiếp. |
Hoạt động 2: Biểu diễn tác phẩm Hái cà bằng đàn guitar
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về nội dung, tính chất âm nhạc và bố cục biểu diễn của bài dân ca Hái cà. + Nhóm 2: Tìm hiểu về kĩ thuật, kĩ năng phối hợp bài dân ca Hái cà. + Nhóm 3: Tìm hiểu về cách thể hiện biểu cảm bài dân ca Hái cà. + Nhóm 4: Tìm hiểu về một số tình huống thường gặp khi biểu diễn bài dân ca Hái cà. - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài dân ca Hái cà: + Về cấu trúc: viết ở hình một đoạn đơn. · Phần mở đầu: · Giai điệu chính: ü Câu 1: ü Câu 2: · Phần kết: như phần mở đầu: + Về hòa âm: phần đệm guitar 2 được tạo nên bởi âm hình đơn giản với hai hợp âm chủ đạo (G và Em). + Về kĩ thuật diễn tấu: · Nhạc cụ giai điệu: xử lí kĩ thuật phù hợp theo nhạc cụ đã chọn. Trong điều kiện thuận lợi, có thể sử dụng những nhạc cụ dân tộc của người Jrai làm từ tre nứa như t’rưng, k’longput,... hoặc có thể sử dụng đàn phím điện tử như những loại nhạc cụ ấy. · Guitar 1: kĩ thuật chủ yếu của bè là chặn dây (pizz). Phân tích và tập luyện riêng phân phổ từng đoạn của bè. · Guitar 2: phân tích âm hình đệm, cảm nhận được màu sắc của từng hợp âm trong cấu trúc hòa âm. - GV lưu ý với HS: + Về kĩ thuật cho người chơi đàn guitar 1: · Pizz... (Pizzicato) là kĩ thuật chặn dây: cạnh bàn tay phải bịt dây gần ngựa đàn, dùng ngón p để gảy. · Sắc thái âm nhạc: mf (mạnh vừa phải) và mp (nhẹ vừa phải). · Dấu miễn nhịp . + Về kĩ thuật cho người chơi đàn guitar 2: · Dấu +: dùng các ngón của bàn tay phải vỗ và dây để tạo tiếng. · Dấu : nhắc lại hai ô nhịp liền kề phía trước. · Dấu : dùng ngón p rải nhanh lần lượt từ dây 6 xuống dây 1. - GV lưu ý HS về vấn đề chuẩn bị tâm lí, làm chủ kĩ thuật và kĩ năng biểu cảm tác phẩm trước và trong khi trình diễn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và làm việc theo nhóm. - HS luyện tập thực hành kĩ thuật, chú ý biểu cảm và tâm lí để trình diễn bản nhạc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. |
2. Biểu diễn tác phẩm Hái cà bằng đàn guitar - Về nội dung và tính chất âm nhạc: Bài dân ca Hái cà thể hiện niềm vui trong lao động và tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống của người Jrai. Bản nhạc có tính chất nhẹ nhàng, đằm thắm; nhịp độ thong thả; giai điệu đơn sơ, mộc mạc. - Về bố cục biểu diễn: Trình bày dưới Hoạt động 2. - Về kĩ thuật, kĩ năng phối hợp: bản hòa tấu được chuyển soạn cho 2 đàn guitar và 1 nhạc cụ thể hiện giai điệu: Trình bày dưới Hoạt động 2. - Về biểu cảm tác phẩm: Trình bày dưới Hoạt động 2. - Về tâm lí biểu diễn: Trình bày dưới Hoạt động 2. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Âm nhạc 11 Chân trời CĐ 2 Bài 3: Thực hành biểu diễn, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 chân trời CĐ 2 Bài 3: Thực hành biểu diễn