Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 2: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống vật nuôi (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi tạo giống vật nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu nội dung mục II.1 trong SGK và trả lời câu hỏi: Vật nuôi chuyển gene là gì ?
Cá hồi và cá hồi biến đổi gene - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.3, nghiên cứu nội dung mục II.2, thảo luận và thực hiện yêu cầu: Mô tả các bước trong kĩ thuật chuyển gene vào vật nuôi, nêu ý nghĩa của từng bước. Hình 2.3. Sơ đồ các bước chuyển gene vào vật nuôi - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.4, thảo luận và thực hiện yêu cầu: Mô tả các bước trong quy trình chuyển gene mã hóa α-antitrypsin vào cừu. - GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu về một số ứng dụng chuyển gene trên vật nuôi và một số kĩ thuật chuyển gene cụ thể khác Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh vai trò và các thành tựu của công nghệ gene trong chọn và tạo giống vật nuôi. |
II. Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi 1. Khái niệm vật nuôi chuyển gene - Là những vật nuôi được thay đổi cấu trúc DNA bằng cách chuyển các gene của sinh vật khác vào DNA của chúng. 2. Kĩ thuật chuyển gene vào vật nuôi - Các bước trong kĩ thuật chuyển gene vào vật nuôi: + Bước 1: Chọn lọc và thu nhận gene cần chuyển; chuẩn bị tế bào nhận gene chuyển. + Bước 2: Đưa gene cần chuyển vào tế bào nhận gene (trứng, phôi) bằng kĩ thuật thích hợp. + Bước 3: Đưa trứng hoặc phôi đã được chuyển gene vào cơ thể vật nuôi cái để mang thai. + Bước 4: Chọn lọc các cá thể con mang gene cần chuyển. - Quy trình chuyển gene mã hóa α-antitrypsin vào cừu: + Bước 1: Chọn cừu cái cho trứng có phẩm chất di truyền tốt. Chọn cừu đực cho tinh trùng có phẩm chất di truyền tốt. + Bước 2: Trứng đã thụ tinh vi tiêm DNA ngoại vào tiền nhân. + Bước 3: Tiền nhân có gene mã hóa α1-antitrypsin và pipette giữ trứng. + Bước 4: Cấy trứng vào cừu cái chuẩn bị mang thai. + Bước 5: Cừu cái đẻ ra cừu con, mang đi phân tích DNA thấy xuất hiện sự có mặt của gene cần chuyển.
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài luyện tập 1, 2 SGK trang 13.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài luyện tập 1, 2 SGK trang 13:
- Vai trò của chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống vật nuôi: Ứng dụng chỉ thị phân tử hỗ trợ các nhà chọn giống xác định các cá thể có kiểu gene mong muốn trong giai đoạn sớm, nhờ đó rút ngắn thời gian chọn tạo giống mới, giảm chi phí và công lao động.
- Ví dụ như mô tả ở Hình 2.1a, trang 11 SGK.
- Triển vọng trong chọn tạo giống mới.
- Triển vọng trong phòng, trị bệnh.
- Triển vọng trong bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về lợi ích của việc chẩn đoán bệnh sớm ở vật nuôi và sử dụng vaccine trong chăn nuôi.
- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống vật nuôi để đề xuất kĩ thuật phù hợp trong chọn tạo giống vật có thể sản xuất protein dược phẩm. Nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức đã học thực hiện bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trình bày sản phẩm của mình trong buổi học tiếp theo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết các kiến thức cần thiết cho bài tập vận dụng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 1 Bài 2: Một số ứng dụng, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 1 Bài 2: Một số ứng dụng