Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 4: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu cho HS hình ảnh về cách phòng trị bệnh ở vật nuôi và quan sát video về vaccine mRNA:
- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết: Tên một ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi mà em biết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi mà em biết :
+ Vaccine
+ Phát hiện virus gây bệnh
+ Chế phẩm sinh học
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta đã biết công nghệ sinh học có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn về ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi. – Bài 4: Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vaccine trong phòng bệnh vật nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I.1 SGK trang 18 và trả lời câu hỏi : + Vaccine là gì ? + Nêu ưu điểm khi sử dụng vaccine mRNA. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về vaccine: - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.1 và hướng dẫn HS giải thích về các bước của sơ đồ sản xuất vaccine mRNA. - GV tổ chức cho HS thảo luận về sự khác nhau giữa sơ đồ các bước tạo vaccine DNA tái tổ hợp (trong SGK Công nghệ 11) và vaccine mRNA. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh lại khái niệm và quy trình sản xuất vaccine. |
I. Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vaccine trong phòng bệnh vật nuôi 1. Khái niệm vaccine - Vaccine là chế phẩm sinh học cung cấp kháng nguyên gây đáp ứng miễn dịch chủ động ở vật chủ mà không gây bệnh. - Ưu điểm của vaccine: hiệu quả vaccine cao, chi phí bảo quản thấp. 2. Quy trình sản xuất vaccine mRNA - Mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine mRNA: Bước 1: Phát hiện virus gây bệnh. Bước 2: mRNA mã hóa protein kháng nguyên. Bước 3: Hạt nano lipid bọc mRNA. Bước 4: Vaccine mRNA. Bước 5: Tiêm vaccine vào vật nuôi. - Sự khác nhau giữa sơ đồ các bước tạo vaccine DNA tái tổ hợp (trong SGK Công nghệ 11) và vaccine mRNA: + Vaccine mRNA: Sử dụng mRNA mã hóa protein kháng nguyên để tạo hạt nano lipid bọc mRNA tạo nên Vaccine mRNA. + Vaccine DNA: Sử dụng enzyme để cắt DNA chứa gene mã hóa kháng nguyên và Plasmid để tạo gene mã hóa kháng nguyên và mở vòng plasmid. Gene mã hóa kháng nguyên kết hợp với vòng plasmid mở để tạo DNA tái tổ hợp tạo nên Vaccine DNA.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm tăng cường miễn dịch cho vật nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh một số chế phẩm vi sinh vật và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SGK trang 19 để thực hiện yêu cầu: Nêu vai trò của chế phẩm vi sinh vật đối với sức khoẻ vật nuôi. - GV tổ chức cho HS nghiên cứu hộp Thông tin bổ sung trang 21 SGK và yêu cầu HS thực hiện: Nêu ví dụ một số chủng vi sinh vật trong tự nhiên có lợi cho sức khoẻ vật nuôi. - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.2 trang 20 SGK, sau đó tổ chức cho HS thảo luận thực hiện yêu cầu: Mô tả các bước trong sơ đồ sản xuất chế phẩm vi sinh vật tăng cường miễn dịch cho vật nuôi, nếu ý nghĩa của từng bước. Hình 4.2. Sơ đồ các bước sản xuất chế phẩm vi sinh tăng cường miễn dịch cho vật nuôi - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.3 trang 20 SGK và mô tả các bước sản xuất chế phẩm Bacillus sp. Hình 4.3. Sơ đồ các bước sản xuất chế phẩm Bacillus sp. - GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu thêm về ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi. https://chephamvisinh.vn/che-pham-sinh-hoc-trong-chan-nuoi/ - GV yêu cầu HS đọc thông tin bổ sung trang 21 SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh vai trò và các thành tựu của công nghệ sinh học trong tạo giống vật nuôi. |
II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm tăng cường miễn dịch cho vật nuôi - Giúp tạo ra nhiều chế phẩm có lợi từ vi sinh vật (probiotics) hỗ trợ sức khoẻ đường ruột cho vật nuôi. - Các sản phẩm probiotics có tác dụng tăng cường miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho vật nuôi, nhờ đó tăng khả năng phòng, trị bệnh đường ruột ở vật nuôi. - Một số chủng vi sinh vật thường được sử dụng để sản xuất chế phẩm probiotics là: Lactobacillus, Streptococcus, Lactococcus, Saccharomyces, Enterococcus, Acetobacterium, Propionibacterium, Pediococcus và Bifidobacterium. - Các bước sản xuất chế phẩm vi sinh vật tăng cường miễn dịch cho vật nuôi: + Bước 1: Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có lợi với đường ruột vật nuôi + Bước 2: Nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp + Bước 3: Phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm + Bước 4: Đóng gói, bảo quản trong điều kiện thích hợp để sử dụng - Các bước sản xuất chế phẩm Bacillus sp + Bước 1: Chủng giống Bacillus sp + Bước 2: Nhân giống cấp 1 + Bước 3: Nhân giống cấp 2 + Bước 4: Nuôi cấy tạo sinh khối + Bước 5: Li tâm thu sinh khối + Bước 6. Trộn với chất mang + Bước 7. Sấy ở 41 C + Bước 8: Phối trộn, kiểm tra sản phẩm + Bước 9: Đóng gói, bảo quản.
|
----------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 1 Bài 4: Một số ứng dụng, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 1 Bài 4: Một số ứng dụng