Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 3 Bài 12: Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 12: Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THẢ VƯỜN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho một trang trại nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Thực hiện được một hoặc một số công việc trong quy trình chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về nội dung quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP để vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Tranh, ảnh, video, tài liệu,... liên quan đến việc chăn nuôi gà thịt thả vườn theo phương pháp truyền thống và theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến chăn nuôi gà thịt thả vườn và chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Chuẩn bị dụng cụ theo phân công của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về chăn nuôi gà thịt thả vườn truyền thống, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội dung chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu cho HS hình ảnh, video liên quan đến chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP:

  

https://youtu.be/98nNYU9JoN4  (0:46 - 1:12)

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết:

“Chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP khác gì sao với chăn nuôi thả vườn thông thường? Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP có những điểm nào cần chú ý”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi :

+ Điểm khác biệt khi chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP so với chăn nuôi gà thả vườn thông thường: sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

+ Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP có những điểm cần chú ý:

  • Lựa chọn địa điểm.
  • Thiết kế chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi.
  • Chuẩn bị con giống.
  • Nuôi dưỡng.
  • Vệ sinh thú ý.
  • Quản lí chất thải.
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ.
  • Kiểm tra nội bộ.

 - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta đã được tìm hiểu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng quy trình cụ thể đối với mỗi loài là khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP – Bài 12: Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về 8 nội dung chính trong quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua đó lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở 8 nội dung chính trong quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn nghiên cứu lần lượt 8 nội dung quy trình trong SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi khám phá:

+ Theo em, vì sao khu nhà ở, văn phòng, kho chứa nguyên liệu cần ngăn cách với khu chuồng nuôi?

+ Theo em việc cách li, theo dõi con giống khi mới nhập về có ý nghĩa như thế nào?

+ Theo em, vệ sinh thú y và quản lí chất thải có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Em hãy cho biết ý nghĩa của việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ trong chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, thảo luận phân tích, tổng hợp lại một số ý nghĩa của chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, thảo luận với các bạn và nêu ý nghĩa của chăn nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 4 – 5 HS trả lời theo yêu cầu của GV:

+ Khu nhà ở, văn phòng, kho chứa nguyên liệu cần ngăn cách với khu chuồng nuôi vì:

·         Đảm bảo vệ sinh.

·         Phòng tránh dịch bệnh.

+ Việc cách li, theo dõi con giống khi mới nhập về có ý nghĩa: theo dõi tình hình sức khỏe vật nuôi, tránh lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến đàn nuôi và người nuôi.

+ Vệ sinh thú y và quản lí chất thải có ý nghĩa trong chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP:

·         Bảo vệ môi trường nước, đất, không khí.

·         Bảo vệ môi trường sống của con vật và con người.

·         Tránh lây lan dịch bệnh.

+ Ý nghĩa của việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ trong chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP:

·         Kiểm tra được số lượng con vật hàng ngày.

·         Kiểm tra, theo dõi được tình hình sức khỏe nhằm có biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.

·         Kiểm soát được số lượng thức ăn và các vật tư khác.

·         Kiểm soát được xuất bán sản phẩm chăn nuôi.

→Ý nghĩa của chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP:

(i) Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

(ii) Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao, tin cậy, dễ dàng lưu thông trên thị trường và có thể được chấp nhận với giá cao hơn nên người chăn nuôi sẽ có lãi cao hơn.

(iii) Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực của chăn nuôi tới môi trường và đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề, câu hỏi thắc mắc.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhất mạnh lại khái niệm và ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi gà thả vườn.

1. Lựa chọn địa điểm

Phải xa đường giao thông, khu vực công cộng,... mục tiêu chung là cách li tốt để mầm bệnh khó xâm nhập vào trại gà, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Thiết kế chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi

Chuồng nuôi phải phù hợp với “sở thích” của gà, thuận tiện cho người chăn nuôi khi chăm sóc, nuôi dưỡng gà.

3. Chuẩn bị con giống

- Có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ, đã được tiêm phòng, có ngoại hình đặc trưng của giống.

- Phải nuôi ở khu cách li khi mới đưa gà về trại (để nếu gà mang mầm bệnh thì không lây bệnh cho đàn gà hiện có).

4. Nuôi dưỡng

- Phải cho gà ăn sạch, uống sạch, ăn tự do.

- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn tuổi gà. Khi nuôi gà thịt, người ta chia làm 3 giai đoạn gà con (từ mới nở đến 2 – 3 tuần tuổi); gà giò (từ 2 – 3 tuần đến 3 tháng tuổi); gà vỗ béo (từ 3 tháng đến xuất chuồng). Nuôi gà ở giai đoạn nào thì cho ăn thức ăn phù hợp với giai đoạn đó.

5. Vệ sinh thú y

- Gồm 3 công việc chính là

+ Làm vệ sinh sạch sẽ

+ Thường xuyên sát trùng

+ Tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch tiêm theo hướng dẫn.

6. Quản lí chất thải

 Bao gồm công việc chính là làm đệm lót sinh học để thu phân gà và thu gom đệm lót để ủ thành phân bón hữu cơ.

7. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

Ghi chép lại toàn bộ diễn biến của quá trình chăn nuôi để giúp cho việc tính toán, hạch toán kinh tế, truy xuất nguồn gốc và quan trọng hơn là rút kinh nghiệm để các lứa gà sau sẽ được chăn nuôi tốt hơn lúa trước.

8. Kiểm tra nội bộ

Ít nhất mỗi năm một lần, cơ sở chăn nuôi phải đối chiếu các công việc đã làm với các các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (đã ghi trong Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN năm 2015) để rút ra nội dung nào đã đạt yêu cầu, nội dung nào chưa đạt, từ đó để ra giải pháp cụ thể để thực hiện cho các lứa sau.

 

Hoạt động 2: Thực hành: Tính lượng thức ăn cần thiết cho một trang trại nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện tính được lượng thức ăn từng loại cần cho trang trại nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và thực hành.
  3. Sản phẩm học tập: HS báo cáo kết quả theo bang 12.1.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nhiệm vụ và tiến trình thực hiện.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo tiến trình và tính theo bảng 12.1.

Bảng 12.1. Lượng thức ăn dự kiến cho trang trại nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

Giai đoạn

Loại thức ăn

Lượng thức ăn/ con (kg/con)

Tổng lượng thức ăn (kg)

Mới nở - 14 ngày

Cám gà con

?

?

15 – 75 ngày

Cám gà dò

?

?

56 – 120 ngày

Cám gà lớn

?

?

\Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm thực hành yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của mình:

+ Giải thích lí do lựa chọn giống gà, cách xác định số lượng gà.

+ Nêu căn cứ xác định lượng thức ăn/con ở mỗi giai đoạn, tổng lượng thức ăn ở mỗi giai đoạn.

- GV mời HS các nhóm khác đánh giá kết quả của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, khái quát cách thực hiện tính lượng thức ăn cần thiết cho một trang trại gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thực hành: Tính lượng thức ăn cần thiết cho một trang trại nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

Bản báo cáo kết quả của HS.

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời luyện tập 1, 2 SGK trang 53.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài luyện tập 1, 2 SGK trang 53.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 3 Bài 12: Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 3 Bài 12: Quy trình chăn nuôi, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 3 Bài 12: Quy trình chăn nuôi

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay