Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách phòng và trị bệnh cho chim cảnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biện pháp phòng và trị bệnh cho chim cảnh.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở những nội dung kiến thức cần ghi nhớ: Cách phòng và trị bệnh cho chim cảnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin III trang 42 SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :

+ Hãy nêu một số dấu hiệu khi chim cảnh mắc bệnh.

- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận tự rút ra cách phòng, trị bệnh cho chim cảnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ thực hiện thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của GV :

+ Dấu hiệu khi chim cảnh mắc bệnh:

·         Chán ăn, bỏ ăn.

·         Bị tiêu chảy, hay nôn ợ thức ăn, uống nhiều nước.

·         Thường ngủ nhiều.

·         Đứng im một chỗ, xù lông hoặc rúc đầu vào cánh.

·         Ít phản ứng khi có người đến gần, sút cân nghiêm trọng.

·         Phân có màu vàng như mù tạt, có lẫn máu, trắng bệch, có mùi lạ là bất bình thường.

·         Bị khó thở, hay thở mạnh, thở khò khè.

·         Mắt và mũi bị chảy mủ.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh cách phòng và trị bệnh cho chim cảnh.

III. Cách phòng và trị bệnh cho chim cảnh

- Cần nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo :

+ Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dưỡng chất.

+ Vị trí lồng đảm bảo thông thoáng, định kì vệ sinh lồng.

+ Khi phát hiện chim cảnh bị bệnh, cần điều trị kịp thời bằng biện pháp thích hợp, đảm bảo đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng cách.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời luyện tập 1, 2 SGK trang 42.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài luyện tập 1, 2 SGK trang 42.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

  1. Trình bày cách chọn lồng và các phụ kiện để nuôi chim cảnh
  2. Mô tả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài luyện tập 1, 2 SGK trang 42.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài luyện tập SGK trang 42:

1.

- Lồng nuôi cần có kích thước phù hợp với từng loại chim cảnh để chim có thể bay nhảy, chuyền quãng ngắn được dễ dàng. Khi mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát và áo lồng được mở từ từ cho tới khi chim quen dần với môi trường mới. Lồng nuôi chim cảnh có thể được làm bằng gỗ. tre, trúc hoặc bằng kim loại.

- Các phụ kiện:

+ Cóng đựng thức ăn, nước uống; nên chọn mua các loại cóng tự động để tiết kiệm thời

gian thay thức ăn, nước uống hằng ngày cho chim. Nếu sử dụng loại cóng không tự động thì nên chùi rửa cóng hằng ngày.

+ Cần đậu: cần đậu cho chim thường làm bằng tre, gỗ hoặc có thể sử dụng cảnh cây tự

nhiên như cành cây hồng xiêm, ổi, táo, me.... Mỗi lồng chim nên có 2 cần đậu để chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn.

+ Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn,... Khay phải được chùi rửa, tẩy trùng định kì, Có thể lót một lớp cát mỏng hoặc giấy báo, giấy thấm.... trên mặt khay.

  1. Mô tả quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.

- Thức ăn và cho ăn:

+ Thức ăn tự nhiên gồm các loại côn trùng, hạt, quả trong tự nhiên. Thức ăn cũng có

thể thay đổi theo lứa tuổi của chim và theo mùa.

+ Thức ăn chế biến sản: được sử dụng rộng rãi vì sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho người nuôi. Khi sử dụng thức ăn chế biến sắn cần lựa chọn loại phù hợp với từng loại chim, độ tuổi và đảm bảo thành phần dinh dưỡng,

+ Cho ăn, uống: thức ăn nên cho số lượng đủ ăn trong ngày để tránh thức ăn bị hư hỏng, nấm mốc, nhiễm khuẩn. Nước uống phải sạch và cho chim uống trong ngày.

- Chọn giống chim cảnh phù hợp: chọn chim non đã ăn tốt, đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn để dễ nuôi dưỡng, huấn luyện. Chú ý chọn chim khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, bay nhảy linh hoạt, ăn uống dễ dàng; mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch không có nhầy nhớt...

- Chăm sóc chim cảnh: Chim cảnh mới mang về cần cách li khoảng 2 tuần, nếu chim cảnh khoẻ mạnh bình thường có thể nhốt chung hoặc treo lồng gần nhau.

- Chim cảnh nuôi trong lồng cũng cần được tắm thường xuyên. Hằng ngày cho chim cảnh tắm nắng khoảng 15 - 30 phút.

- Lồng nuôi chim phải đặt nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Trong thời gian chim thay lông, nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt nhất nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dường nhiều hơn.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp những việc nên làm, không nên làm để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
  3. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã được học, đã tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông về cách nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh để áp dụng cho việc nuôi chim tại gia đình, địa phương.
  4. Sản phẩm học tập: Bản đề xuất những việc nên làm, không nên làm để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng:

Đề xuất những việc nên làm, không nên làm để nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh ở địa phương em.

- GV hướng dẫn HS về nhà quan sát, tìm hiểu về việc nuôi chim tại gia đình và địa phương, từ đó giúp HS thực hiện được các công việc trong nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh tại gia đình và địa phương. Nộp lại sản phẩm cho GV vào buổi học tiếp theo.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức đã học thực hiện bài tập vận dụng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trình bày sản phẩm của mình trong buổi học tiếp theo. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết các kiến thức cần thiết cho bài tập vận dụng.

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 10: Chế biến thức ăn cho động vật cảnh.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay