Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

BÀI 11: GIỚI THIỆU VỀ CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Tóm tắt được các yêu cầu về chọn vị trí, chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, nước uống, vệ sinh thú y, quản lí chất thải trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các nội dung chính của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Tóm tắt được các yêu cầu vẽ chọn vị trí, chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, nước uống, vệ sinh thú y, quản lí chất thải trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu và vận dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
  • Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Tranh, ảnh, video, tài liệu liên quan đến các tiêu chí, yêu cầu, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến các tiêu chí, yêu cầu, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo phân công của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về chăn nuôi, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu cho HS hình ảnh, video liên quan đến tiêu chuẩn VietGAP:

  

https://youtu.be/Fop8Dzvl0nk (0:00 - 1:14)

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết:

“VietGAP trong chăn nuôi là gì? Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích gì? Các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi :

+ VietGAP trong chăn nuôi là: những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích:

  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
  • Tạo một ngành chăn nuôi bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực của chăn nuôi tới môi trường và đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

+ Các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là:

  • Địa điểm.
  • Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
  • Con giống và quy trình chăn nuôi.
  • Vệ sinh chăn nuôi.
  • Quản lí thức ăn và nước trong chăn nuôi.
  • Quản lí vận chuyển.
  • Quản lí dịch bệnh,
  • Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường.
  • Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại.
  • Quản lí nhân sự.
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm tra nội bộ.
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

 - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta đã biết chăn nuôi luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm từ bệnh tật. Sức khỏe của con vật trong chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và xã hội. Tiêu chuẩn VietGAP trở thành nhãn dãn đảm bảo cho chất lượng trong chăn nuôi. Cụ thể tiêu chuẩn VietGAP là gì? Nó có ý nghĩa như nào trong chăn nuôi? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP – Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS trình bày được khái niệm và ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở khái niệm và ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn nghiên cứu nội dung mục I trong SGK và yêu cầu HS nêu khái niệm của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP cho lĩnh vực chăn nuôi: https://chungnhanquocgia.com/vietgap-chan-nuoi/

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung nội dung mục II, kết hợp với quan sát Hình 11.1 và trả lời yêu cầu:

Nêu ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Cho ví dụ minh họa.

- GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để phân tích từng ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

+ Áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến nhờ đó vật nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo hơn, đảm bảo phúc lợi động vật.

+ Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, nguồn gốc rõ ràng phục vụ người tiêu dùng.

+ Sản phẩm chăn nuôi VietGAP được người tiêu dùng đánh giá cao, được chấp nhận với giá cao hơn nên người chăn nuôi sẽ có lãi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, thảo luận với các bạn và nêu ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (người chăn nuôi có lợi, người tiêu dùng có lợi, vật nuôi có lợi, môi trường có lợi).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 – 2 HS trả lời theo yêu cầu của GV:

(Đính kèm dưới hoạt động 1)

- GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề thắc mắc.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhất mạnh lại khái niệm và ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi.

I. Khái niệm

- VietGAP trong chăn nuôi là: những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

II. Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi

- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

- Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao, tin cậy, dễ dàng lưu thông trên thị trường.

- Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực của chăn nuôi tới môi trường và đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

 

*Gợi ý trả lời :

- Ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
  • Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao, tin cậy, dễ dàng lưu thông trên thị trường.
  • Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực của chăn nuôi tới môi trường và đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Ví dụ: Tại trang trại nuôi heo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Lê Đình Kế (thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) cũng đang cho thu nhập cao, ổn định và được nhiều người dân trong vùng đến tham quan, học hỏi.

+ Năm 2019, được sự hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống máng ăn uống tự động, kho chứa thức ăn... áp dụng quy trình nuôi heo tiêu chuẩn VietGAP. Với quy mô trang trại 1.000 m2, gia đình anh Kế thường xuyên nuôi 400 heo thịt và 45 heo nái, bảo đảm đúng quy trình khép kín từ khâu cung ứng giống đến khi xuất bán.

+ Quy trình nuôi heo VietGAP được anh áp dụng khá bài bản: chuồng trại được vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên, tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho heo theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, không chất tăng trưởng, không chất kháng sinh; chất thải chăn nuôi cũng tập trung đúng nơi quy định.

+ Nhờ đó, đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, cho nguồn thịt sạch, là địa chỉ tin cậy của nhiều thương lái.

+ Do nuôi theo hình thức kế đàn nên mỗi tháng gia đình anh Kế xuất chuồng trên 20 tấn heo thịt, doanh thu đạt khoảng trên 100 triệu đồng, cao hơn 20% so với khi chưa áp dụng VietGAP.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III trong SGK, tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ với thực tiễn để phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của từng tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và thực hiện yêu cầu:

Nêu ý nghĩa của các tiêu chí chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV tổ chức HS chia các tiêu chí thành 3 nhóm:

+ Các tiêu chí cần thực hiện trước khi chăn nuôi.

+ Các tiêu chí cần thực hiện trong quá trình chăn nuôi.

+ Các tiêu chí cần thực hiện sau quá trình chăn nuôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, khái quát lại các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

III. Tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Địa điểm

2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

3. Con giống và quy trình chăn nuôi

4. Vệ sinh chăn nuôi

5. Quản lí thức ăn và nước trong chăn nuôi

6. Quản lí vận chuyển

7. Quản lí dịch bệnh

8. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

9. Kiểm soát động vật và côn trùng gây hại

10. Quản lí nhân sự

11. Ghi chép, lưu trú hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

12. Kiểm tra nội bộ

13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

 

* Gợi ý trả lời :

- Đối với người chăn nuôi:

+ Tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn và chất lượng giúp sản phẩm dễ dàng được lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, giúp nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi.

+ Được làm việc trong môi trường sạch và an toàn lao động. Nhờ đó, sức khỏe thể chất và tinh thần được nâng cao, giảm áp lực công việc.

- Đối với người tiêu dùng:

+ Được sử dụng những sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Dễ dàng phân loại và lựa chọn sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm VietGAP.

- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu:

+ Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế sẽ giữ được uy tín với khách hàng, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

- Đối với xã hội:

+ Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kĩ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu.

+ Nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng, giảm bớt chi phí và áp lực cho hệ thống y tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

+ Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi kết nối CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay