Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Nội dung thực hành chuyên đề 2 Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ xx (2 tiết). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 2
Sau nội dung thực hành này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát kết hợp dẫn dắt, giới thiệu:
+ 11 giờ ngày 11/11/2018, tại Khải Hoàn Môn (Pa-ri, Pháp) đã diễn ra Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 2018) với sự tham dự của hơn 70 nguyên thủ đến từ các nước.
Lễ tưởng niệm bên ngôi mộ các binh sĩ vô danh ở Khải Hoàn Môn, Paris.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (thứ 2 trái) đặt hoa tại lễ kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất
ở Compiègne, Pháp, ngày 10/11/2018
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em những hoạt động này có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của các hoạt động kỉ niệm tại Pháp, Nga.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật,…) được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng, tưởng niệm hàng triệu binh sĩ đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lãnh đạo các nước đã gửi đi thông điệp của hòa bình và niềm hy vọng đối với thế giới trong thế kỷ mới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành chuyên đề 2 – Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.
Hoạt động 1. Lập bảng thể hiện các cuộc chiến tranh lớn nhất trong thế kỉ XX
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Lập bảng thể hiện các cuộc chiến tranh lớn trong thế kỉ XX.
Tên cuộc chiến tranh |
Nguyên nhân chính |
Diễn biến chính |
Kết quả |
Tác động |
Bài học kinh nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng vẽ sơ đồ để hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS 4 nhóm lần lượt trình bày về các cuộc chiến tranh lớn trong thế kỉ XX theo bảng mẫu.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Tên cuộc chiến tranh |
Nguyên nhân chính |
Diễn biến chính |
Kết quả |
Tác động |
Bài học kinh nghiệm |
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
* Nguyên nhân sâu xa: - Cuối thế kỉ XI: các nước tư bản Âu - Mỹ: + Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. + Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và tranh giành quyền lợi thuộc địa gây ra bất đồng sâu sắc. - Năm 1871: + Nước Đức thống nhất ra đời, làm thay đổi cán cân lực lượng ở châu Âu. → Chủ trương phát động chiến tranh phân chia lại thuộc địa trên thế giới. - Năm 1882: Khối Liên minh thành lập - Đức, Áo – Hung và I-ta-li-a (đầu thế kỉ XX, I-ta-li-a rút khỏi khối này). - Năm 1907: Khối Hiệp ước thành lập - Anh, Pháp, Nga. - Nguyên nhân trực tiếp: + Ngày 28/6/1914, hoàng đế Áo Hung bị một người dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. → Đức, Áo - Hung phát động chiến tranh. + Ngày 28/7/1914: · Áo - Hung đánh chiếm Xéc-bi. · Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, Anh tuyên chiến với Đức. |
- Giai đoạn thứ nhất (1914-1916): + 28-6-1914: Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo – Hung bị ám sát. + 28-7-1914: Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. + 1-8-1914: Đức tuyên chiến với Nga. + 3-8-1914: Đức tuyên chiến với Pháp. + 4-8-1914: Anh tuyên chiến với Đức. - Giai đoạn thứ hau (1917-1918): + 2-1917: Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. + 2-4-1917: Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. + 11-1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công. + 3-3-1918: Chính phủ Xô viết kí với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp. + Đầu năm 1918: Đức tiếp tục tấn công Pháp. + 7-1918: Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công. + 9-11-1918: Cách mạng Đức bùng nổ. + 1-11-1918: Chính phủ Đức đầu hàng. |
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến khốc liệt, lan rộng ra toàn thế giới với hơn 30 nước tham gia. Sau hơn 4 năm chiến tranh, phe Hiệp ước giành chiến thắng. - Nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề: + Hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. + Phá hủy hàng vạn làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,… thiệt hại về vật chất lên tới 338 tỉ đô-la. |
Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới: - Bản đồ chính trị châu Âu thay đổi với sự sụp đổ của 4 đế quốc lớn. + Đế quốc Nga đã sụp đổ trước thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. + Các đế quốc: Đức, Áo - Hung, Ốt-tô-man bại trận và sụp đổ khi chiến tranh kết thúc. - Thế và lực giữa các nước tư bản có nhiều chuyển biến: + Các nước tư bản châu Âu (dù thắng hay bại trận) đều suy sụp vì chiến tranh. + 2 nước tư bản ngoài châu Âu là Mỹ và Nhật Bản có điều kiện vươn lên nhanh chóng. - Mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới. - Một trật tự thế giới mới được xác lập phù hợp với tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc, được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng thế giới. |
- Giải quyết mọi bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình. - Phải biết kìm chế trước nguy cơ xảy ra chiến tranh, nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề. - Cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới. |
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) |
- Năm 1938, Hít-le đưa ra yêu cầu sáp nhập vùng Xuyđét của Tiệp Khắc vào Đức. Anh và Pháp nhượng bộ, Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc và đòi chiếm lãnh thổ Ba Lan. - Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3-9-1945, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. |
- Mặt trận Châu Âu: + Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). + Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. - Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: + Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai). + Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. - Mặt trận Bắc Phi: + Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới. + Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. |
Chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô và tính chất ác liệt chưa từng có trong lịch sử, ra nhiều hậu quả thảm khốc đối với nhân loại: - Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng khói lửa. - Khiến hơn 60 triệu người chế, 90 triệu người bị thương. - Phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,… - Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD. |
- Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, tạo cơ sở cho quá trình phân chia lại đường biên giới và hình thành nhiều quốc gia mới. - Thay đổi vị thế của các cường quốc trong trật tự quốc tế xác lập sau chiến tranh, đưa Mỹ và Liên Xô trở thành hai siêu cường thế giới. - Làm thay đổi vị thế của Liên Xô, đưa đến sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. - Là cơ sở xác lập trật tự thế giới mới: trật tự hai cực Ianta; đưa đến sự thành lập của tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. |
Chiến tranh phải được tránh bằng mọi giá, các nền dân chủ phải chống lại sự xâm lược, và các quốc gia cần phải kiềm chế trong khi tìm kiếm lợi ích mà không phải sử dụng vũ lực. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 2 Nội dung thực hành chuyên đề, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 2 Nội dung thực hành chuyên đề