Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 3 Hoạt động 4: Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Hoạt động 4: Một số danh nhân văn hóa Việt Nam. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

HOẠT ĐỘNG 4: MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá được những đóng góp của một số danh nhân văn hóa Việt Nam đối với lịch sử dân tộc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận 4 nhóm, khai thác Hình 9 – 11, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục IV SGK tr.55 – 59 và hoàn thành Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân văn hóa Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân văn hóa Việt Nam của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 9 – 11, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục IV SGK tr.55 – 59 và hoàn thành Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân văn hóa Việt Nam.

   
   

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về danh nhân Trần Nhân Tông (1258 – 1308).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về danh nhân Nguyễn Trãi (1308 – 1442).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về danh nhân Nguyễn Du (1766 – 1820).

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về danh nhân Hồ Xuân Hương (1772 – 1822).

BẢNG THỐNG KÊ VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN

VĂN HÓA VIỆT NAM

Danh nhân

Thân thế

Hoạt động/Đóng góp

Nhận xét/Đánh giá vai trò

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp một số tư liệu về danh nhân văn hóa Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 4).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành bảng thống kê theo mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, trình bày về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân văn hóaViệt Nam theo Bảng thống kê.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bảng thống kê.

- GV chuyển sang nội dung mới.

IV. Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

1. Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

2. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

3. Nguyễn Du (1766 – 1820)

4. Hồ Xuân Hương (1772 – 1822)

Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân văn hóa Việt Nam phía dưới Hoạt động 4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Trần Nhân Tông

     Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyễn Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều. Sinh thời, ông có tướng mạo phi phàm (Đại Việt Sử ký toàn thư chép: khi sinh ra, thân Ngài có màu sắc hoàng kim, nước da vàng sáng rất đẹp, nên gọi Ngài là Phật kim). Ông rất thông minh và hiếu học, đọc hết sách vở trong ngoài. Năm 21 tuổi (năm 1279), ông lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Trần Nhân Tông, tự xưng là Hiếu Hoàng. Khi giặc Nguyên sang xâm chiếm Đại Việt, với tài mưu lược sáng suốt, khả năng đoàn kết toàn dân, Trần Nhân Tông hai lần cùng vua cha và các tướng lĩnh lãnh đại quân dân đánh tan quân xâm lược Nguyên (1285, 1287 – 1288), bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Lịch sử ghi sự kiện hiển hách về tinh thần dân chủ cởi mở của vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông khi tổ chức Hội nghị Diên Hồng; có thểt coi đây là mầm mống của hành động “trưng cầu dân ý” về một sự kiện trọng đại của đất nước trước họa xâm lăng. Ông chính là linh hồn của xã tắc giữa giờ phút cheo leo bên bờ vực thẳm. Tấm lòng bao dung hiếm có của vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Trần Thánh Tông cũng thật hiếm có khi không truy cứu những người nao núng viết thư đầu hàng giặc. Sau 14 năm trị vì đất nước, năm Quý Tị (1293), ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái Thượng hoàng rồi xuất gia tu hành. Mặc dù vậy, ông vẫn tham chính về ngoại giao gắn kết hai dân tộc, ổn định phương Nam đề phòng sự xâm lược.

Chân dung Vua Trần Nhân Tông,

người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm

Tượng Giác Hoàng Trần Nhân Tông

đặt trong tháp Huệ Quang

Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ miêu tả cảnh Thượng hoàng

Trần Nhân Tông, lúc này đã xuất gia, từ động Vũ Lâm xuất du

Lăng vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) (1258 - 1308) ở Long Hưng, Thái Bình

Đền Trần Nhân Tông tại Huế

https://www.youtube.com/watch?v=jEcMA9fFQ4w&t=15s

2. Nguyễn Trãi

     Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn. Học và thi đỗ Thái học sionh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới Triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Khi nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải về Trung Quốc. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh, trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn, đề ra chiến lược cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Sau chiến tranh, ông trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Lê sơ, tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ. Năm 1442, gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa và tư tưởng Việt Nam. Tác phẩm mang tính chất chính trị và quân sự nổi tiếng của ông là Quân trung từ mệnh tập, Chiêu biểu viết dưới Triều Lê, Bình Ngô đại cáo,… trong đó, Bình Ngô đại cáo ca ngợi chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí thời đại, được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Nguyễn Trãi dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp phát triển của văn học và chính trị dân tộc. Nguyễn Trãi – người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi Bình Ngô sách tại căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn

Đền thờ Nguyễn Trãi

tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín

Tượng Nguyễn Trãi ở Nhị Khê (Hà Nội)

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn,

 Hải Dương

Tượng đài thi hào Nguyễn Trãi

       
       

Nguyên văn “Bình Ngô đại cáo”, trích trong Hoàng Việt Văn Tuyển

phát hành năm 1825, bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=NKqc3AWhmMU

(GV cho HS xem video tùy thời gian và thực tế giảng dạy tại lớp học)

3. Nguyễn Du

     Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới Triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc – Bắc Ninh. Năm 13 tuôi5 (1778), mồ côi cả cha lẫn mẹ. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà (Hà Mỗ) ở Thái Nguyên. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà tại Thái Bình. Sau đó, Nguyễn Du về quê cũ ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Khi Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện, sau đó, được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long. Năm Giáp Tý (1804), Nguyễn Du cáo bệnh về quê. Song Triều Nguyễn vẫn mời làm Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (hàm ngũ phẩm), từng giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương. Nguyễn Du để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, cả chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục,…đặc biệt là nhất Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

   

Tượng đài hư cấu về dung nhan Nguyễn Du (Hà Tĩnh)

Bìa cuốn Truyện Kiều in đính kèm trong Hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO ghi danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới

Lăng mộ Nguyễn Du (Hà Tĩnh)

     

https://www.youtube.com/watch?v=r4mtYenwzs4

4. Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương (1772 – 1882) sinh ở Thăng Long; là con gái ông Hồ Phi Diễn (1703 - 1786), một nhà nho ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà có tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đời, ưa xướng họa thơ ca. Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Địa thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một phong cách thơ nôm độc đáo. Sự nghiệp thi ca của Hồ Xuân Hương với khoảng 150 tác phẩm, trong đó có khoảng 100 tác phẩm bằng chữ Nôm, bà được gọi là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương

(Bìa sách Giai nhân di mặc - học giả

Nguyễn Hữu Tiến, 1916)

Đặc trưng phong cách diễn ý thơ Nôm Hồ Xuân Hương là mượn cảnh, mượn vật để ẩn dụ về câu chuyện, thái độ và số phận con người qua đôi mắt của một người phụ nữ tài năng, bản lĩnh và cũng là cá biệt trong xã hội đương thời.

https://www.youtube.com/watch?v=kLkZ4pmtBj8

 

BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM

Danh nhân

Thân thế

Hoạt động/Đóng góp

Nhận xét/Đánh giá vai trò

Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Tên thật là Trần Khâm, là hoàng tử trưởng của vua Trần Thánh Tông. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293. Sau đó, nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái thượng hoàng.

- Nhà thơ, nhà văn hóa lớn: để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc lĩnh vực triết học, lịch sử, Phật giáo, văn học,…Tiêu biểu như Trung hưng thực lục, các bài thơ được tập hợp trong Trần Nhân Tông thi tập.

- Người sáng lập Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm:

+ Trần Nhân Tông xuất gia tu hành, trở thành vị sư tổ sáng lập Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm.

+ Tư tưởng trung tâm trong nhân sinh quan của ông là “Cư trần lạc đạo”, thấu hiểu lẽ đời, ung dung, tự tại, hòa mình, đồng cảm với đồng loại, thiên nhiên.

+ Là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao xuất sắc, góp phần giữ gìn mối quan hệ hòa hiếu với Chăm-pa, mở mang bỡ cõi Đại Việt.

Cuộc đời và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân gắn liền với những đóng góp to lớn cho dân tộc, cho đạo Pháp. Ông không chỉ là một bậc minh quân sáng suốt, có trách nhiệm với dân, với nước mà còn là một vị tu sĩ Phật giáo đạo cao đức trọng, hành hạnh đầu đà miên mật, tích cực phát triển nền Phật giáo nước nhà.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

- Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến thôn Nhị Khê (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội).

- Ông là con của danh sĩ Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đậu Thái học sinh dưới Triều Hồ.

- Nhà chính trị - quân sự, nhà tư tưởng lớn:

+ Là người tham gia tích cực khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược. Tư tưởng chính trị, quân sự sáng suốt và tài ngoại giao của ông góp phần quan trọng vào thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Nét nổi bật trong tư tưởng của ông là sự hòa quyện giữa Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang, xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, yêu hòa bình.

- Nhà văn, nhà thơ lớn: + Ông để lại nhiều tác phẩm văn chương bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm nhiều thể loại trên các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lí, luật pháp, lễ nghi,…

+ Tiêu biểu là các tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,…

“Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị: Chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao, mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu. Võ là quân sự: Chiến lược và chiến thuật, yếu đánh mạnh, ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa. Văn võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”.

Nguyễn Du (1766 – 1820)

 

- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương và nghệ thuật, cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm.

- Nhà thơ lớn – tác giả “Truyện Kiều”:

+ Nguyễn Du để lại di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ Nôm.

+ Truyện Kiều là kiệt tác trong nền văn học Việt Nam.

+ Thơ ca của ông ca ngợi vẻ đẹp con người, tình yêu đôi lứa; đề cao tự do, khát vọng công lí, lên án bất công xã hội; phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ và ước mơ giải phóng con người.

- Người góp phần đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại Việt Nam.

+ Những sáng tác của ông là sự kết tinh thành tựu chữ Hán và chữ Nôm, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học.

+ Là người có tình yêu tiếng Việt sâu sắc. Những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du góp phần quan trọng vào việc đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của Việt Nam.

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm mang đậm chủ nghĩa nhân văn.

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822)

- Sinh tại phường Khán Xuân (Ba Đình, Hà Nội ngày nay). Cha là Sinh đồ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

- Thuở nhỏ, Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng thông minh, giỏi làm thơ.

- “Bà chúa thơ Nôm”:

+ Hồ Xuân Hương để lại nhiều áng thơ xuất sắc: Bỡn bà lang khóc chồng, Bánh trôi nước, Lấy chồng chung, Cái quạt,…Những bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt.

+ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”: sử dụng chữ Nôm kết hợp phong cách nghệ thuật sáng tạo, đậm chất văn học dân gian. Bà có biệt tài sử dụng điệp khúc, âm điệu, tiết tấu thích hợp với từng ý, từng hoàn cảnh, lời thơ tự nhiên, duyên dáng.

- Người đề cao tư tưởng bình đẳng nam nữ: Thơ của bà phản ánh nghị lực, tinh thần vươn lên của người phụ nữ, khát vọng được yêu thương, hạnh phúc, khẳng định mình; nói lên thân phận người phụ nữ, lên án ché độ hôn nhân đa thê, chống lại trật tự xã hội phong kiến nam quyền.

Hồ Xuân Hương có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử-tinh thần-ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp. Hồ Xuân Hương không chỉ đấu tranh, bảo vệ mà còn có ý thức cảnh báo, phê phán, chống lại, phủ định những gì ngăn cản sự tiến bộ của con người.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 3 Hoạt động 4: Một số danh nhân văn hóa Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 3 Hoạt động 4: Một số danh, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 4: Một số danh

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay