Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Hoạt động Luyện tập - Vận dụng

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ Hoạt động Luyện tập - Vận dụng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học trong Chuyên đề 1, hoàn thành bài tập 1, 2 phần Luyện tập – SGK tr.26.
  3. Sản phẩm:

- Bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Nguyễn.

- Chứng minh nhận định: Nghệ thuật thời Lê trung hưng, thời Nguyễn có nhiều điểm mới so với nghệ thuật các thời kì trước đó.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 – phần Luyện tập SGK tr.26

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập vào vở: Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Nguyễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Nguyễn theo bảng tóm tắt.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

 

Nghệ thuật kiến trúc

Nghệ thuật điêu khắc

Thời Lý

- Kiến trúc cung đình:

+ Kinh thành Thăng Long phát triển dưới thời vua Lý Thái Tổ. Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng trên quy mô lớn.

+ Dấu tích nghệ thuật kiến trúc thời Lý tại Hoàng Thành Thăng Long: những công trình có loại hình phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí tinh xảo; kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá, gạch, đất nung; quy hoạch thống nhất và cân xứng.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Hệ thống đền thờ thần linh, anh hùng, người có công với làng, với nước,…

+ Các công trình chùa, tháp, đền,…được xây dựng hài hòa với cảnh quan xung quanh , tạo ra sự hòa hợp lâu dài giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.

- Phát triển phong phú, đa dạng, tiêu biểu là hình tượng rồng; tượng bằng đồng, gỗ, đá, đất nung.

- Hình tượng rồng thời Lý chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đặc điểm nổi bật: thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi. Thân rồng thường uốn lượn mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát và có tư thế như đang bay.

 

Thời Trần

- Kiến trúc cung đình:

+ Kinh thành Thăng Long phát triển dưới thời vua Lý Thái Tổ. Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng trên quy mô lớn.

+ Dấu tích nghệ thuật kiến trúc thời Lý tại Hoàng Thành Thăng Long: những công trình có loại hình phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí tinh xảo; kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá, gạch, đất nung; quy hoạch thống nhất và cân xứng.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Hệ thống đền thờ thần linh, anh hùng, người có công với làng, với nước,…

+ Các công trình chùa, tháp, đền,…được xây dựng hài hòa với cảnh quan xung quanh , tạo ra sự hòa hợp lâu dài giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.

- Khá phát triển, biểu hiện rõ nét qua hình tượng rồng:

+ Các tác phẩm chạm khắc trên đá (tượng hổ đá tại lăng Trần Thủ Độ), tác phẩm đúc bằng đồng (vạc Phổ Minh).

+ Hình tượng rồng có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý, chủ yếu được chạm trên bia, bệ đá.

- Thể hiện qua hình tượng trâu, ngựa ở lăng vua Trần Hiến Tông, hương án ở chùa Đậu, chùa Thầy, chùa Ngọc Đình, chùa Bối Khê (Hà Nội), chùa Dầu (Ninh Bình), chùa Thanh Lũng (Phú Thọ),….

- Phù điêu hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chăm-pa.

 

Thời Lê sơ

- Kiến trúc cung đình:

+ Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới trên quy mô lớn.

+ Khu Văn Miếu, nhà Thái Học, công đường của các cơ quan triều đình được tu bổ, mở rộng thêm.

+ Xây dựng khu quần thể kiến trúc Lam Kinh, gồm các điện , miếu, lăng mộ của các vua Lê.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Việc xây chùa mới bị hạn chế. Một số chùa, tháp được trùng tu (chùa Minh Độ, chùa Thiên Phúc, chùa Kim Liên, chùa Thúy Lai, tháp chùa Hoa Yên (Hà Nội), chùa Đại Bi (Bắc Ninh),…

+ Các lăng mộ của vua, hoàng hậu công chúa, hoàng tử,… có quy mô nhỏ.

- Sự phát triển của điêu khắc thời Lê sơ được thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

+ Hình tượng rồng thể hiện sự mạnh mẽ, uy quyền của nhà vua.

+ Bia tiến sĩ là tác phẩm còn nguyên vẹn hình dáng đến ngày nay, khắc tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi Đinh thời Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng.

- Nghệ thuật chạm gỗ ở các đình làng chủ yếu miêu tả hoạt động của người dân như đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền,…

- Tranh khắc gỗ (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống) đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc, là tài sản quý giá trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam.

Thời Mạc

- Kiến trúc cung đình:

- Nhà Mạc thừa hưởng các công trình cung điện của nhà Lê sơ để lại.

- Các vua nhà Mạc xây dựng thêm nhiều cung điện ở Dương Kinh (thuộc Hải Phòng ngày nay) như: điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc,…

- Kiến trúc tôn và tín ngưỡng dân gian:

+ Ngày nay còn tồn tại khoảng 142 công trình liên quan đến thời nhà Mạc là chùa, tiêu biểu là: chùa Bà Tấm (Gia Lâm), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), chùa Cập Nhất (Thanh Hà, Hải Dương).

+ Đình làng phổ biến. Một số ngôi đình nổi tiếng ở thời Mạc là: đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Nội), đình La Phù (Thường Tín, Hà Nội),…

+ Các đạo quán có điều kiện được sửa sang, tu bổ. Các đạo quán còn tồn tại đến ngày nay như: quán Hưng Thánh, quán Hội Linh, quán Linh Tiên (Hà Nội); quán Thụy Ứng, quán Đế Thích, quán Chân Thánh (Hưng Yên); quán Viên Dương (Hà Nội), quán Tiên Phúc (Hải Dương),…

- Hình tượng rồng: thân dài uốn khúc, chân ngắn, chạm 4 móng, đầu có sừng 2 chạc, 2 mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Được thể hiện trên sản phẩm khắc gỗ ở chùa, đình làng, trên đồ gốm.

- Các chủ đề phổ biến: cảnh sinh hoạt, lao động của người dân (săn bắn, đấu hổ, gánh nước, đẽo cày,…); hình thiên nhiên, muông thú (hoa lá, sông nước, mây trời, hươu, nai, lân, hổ, voi,…).

Thời Lê trung hưng

- Kiến trúc cung đình: về cơ bản vẫn tiếp nối thời Lê sơ và thời Mạc nhưng được xây dựng với quy mô lớn hơn, lộng lẫy hơn.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Phát triển rộng khắp trong các làng xã ở nông thôn Việt Nam, gắn với sự phục hồi của Phật giáo.

+ Được xây dựng ở những nơi yên tĩnh, phong cảnh đẹp, gần núi, sông, hòa nhập với cảnh sắc thiên nhiên với quy mô lớn. Hầu hết các ngôi chùa đều được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”.

+ Có bước tiến mới về bố cục và phong cách trang trí: chùa có nhiều tòa tháp thẳng đứng, dựng bằng gỗ có nhiều gian, có mái uốn cong ở các góc, lợp ngói mũi hài,…

- Điêu khắc cung đình: gắn với quá trình xây dựng và trang trí cung vua, phủ chúa, xây dựng lăng mộ.

- Điêu khắc dân gian: phát triển đa dạng hơn so với điêu khắc cung đình.

Thời Nguyễn

- Kiến trúc cung đình:

+ Quần thể kiến trúc kinh thành Huế rộng lớn, đa dạng: Kinh thành, Hoàng Thành, Tử cấm thành.

+ Xây dựng nhiều thành trì ở Cao Bằng, Hà Nội, Vĩnh Long,…

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Kiến trúc tôn giáo không còn nở rộ, nhưng chùa, tháp vẫn được trùng tu, xây dựng mới. Tiêu biểu là chùa Dâu, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Tam Bảo (Kiên Giang),…

+ Xây mới, tu sửa đình làng tiếp tục được duy trì. Việc xây dựng đình làng ở Nam Bộ phổ biến hơn. Tiêu biểu là đình thần Hưng Long (Bình Phước), đình Mỹ Kiên (Kiên Giang), đình Tân Lộc Đông (Cần Thơ),…

Nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn phát triển phong phú, đa dạng, có mặt trong mọi công trình kiến trúc từ cung đình tới dân gian. Có sự tiếp nối ý tưởng, đề tài, phương pháp tạo hình của các thế kỉ trước.

- GV chuyển sang bài tập mới.

Bài tập 2 – phần Luyện tập SGK tr.26

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Chứng minh nhận định: Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn có nhiều điểm mới so với nghệ thuật các thời kì trước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh nhận định.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn có nhiều điểm mới so với nghệ thuật các thời kì trước.

+ Nghệ thuật thời Lê trung hưng:

  • Sự mở rộng của kiến trúc cung đình:
  • Đây là thời kì có cả cung vua (nhà Lê) và phủ chúa (chúa Trịnh, chúa Nguyễn).
  • Kiến trúc ở phủ chúa Trịnh và phủ chúa Nguyễn ngày càng được xây dựng và mở rộng ở nhiều nơi.
  • Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển rực rỡ, độc đáo, sáng tạo:
  • Nhiều ngôi chùa, tháp, đình làng được tu sửa hoặc xây dựng mới.
  • Kĩ thuật điêu khắc, chạm trổ có nhiều nét hoa văn tinh xảo, có nhiều chủ đề gắn với đời sống dân dã, bối cảnh làng quê,...
  • Mĩ thuật xuất hiện yếu tố mới và trở nên đa dạng: Sự ra đời và nở rộ của bốn dòng tranh dân gian chính (Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng và tranh làng Sình) gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân.
  • Nghệ thuật có sự kế thừa và giao thoa mạnh mẽ:
  • Các loại hình nghệ thuật có sự kế thừa các thời kì trước đó.
  • Có hướng đi mới, kết hợp giao thoa văn hoá giữa các vùng, miền và văn hoá Đông - Tây,...

+ Nghệ thuật thời Nguyễn:

  • Kiến trúc cung đình:
  • Có quy mô lớn và kiên cố nhất so với các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam.
  • Trải qua hàng thế kỉ chịu sự tác động của thời tiết khắc nghiệt, nhiều kiến trúc của Kinh thành Huế, thành quân sự ở các địa phương vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn.
  • Nghệ thuật điêu khắc:
  • Xuất hiện một số loại hình nghệ thuật mới, đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật khảm sành sứ.
  • Biểu tượng “cá hóa rồng” được đắp nổi bằng sành, sứ là chủ đề trang trí phổ biến trên các công trình kiến trúc cung đình hoặc công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.
  • Sự phối hợp văn hóa truyền thống – Đông – Tây
  • Nghệ thuật thời Nguyễn có sự kết hợp văn hóa Đông – Tây (văn hóa Việt – Pháp).
  • Các công trình kiến trúc (Kinh thành Huế, lăng tẩm, thành quân sự ở các địa phương,…) có sự kết hợp văn hóa Đông – Tây, vừa phát huy được những thành tựu của kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc thành quân sự phòng ngự Vô-băng của Pháp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố liên hệ, vận dụng kiến thức đã học về lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam vào cuộc sống.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học trong Chuyên đề 1, hoàn thành bài tập 1, 2 phần Vận dụng – SGK tr.26.
  4. Sản phẩm:

- Điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn.

- Tư liệu sưu tầm về công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 – phần Vận dụng SGK tr.26

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Nguyễn. Giới thiệu những điểm giống và khác nhau đó với thầy cô, bạn bè.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Giống nhau:

  • Hình tượng rồng là biểu tượng uy quyền cho vai trò, vị trí của nhà vua.
  • Tạo hình rồng luôn là hình tượng cao quý và tiêu biểu nhất của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Trong lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam, hình tượng rồng là công cụ nhận biết đặc trưng phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ trong lịch sử.

+ Khác nhau:

  • Thời Lý:
  • Chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
  • Đặc điểm nổi bật: Thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi. Thân rồng thường uốn lượn mềm mại, thanh thoát, nhẹ nhàng và có tư thế như đang bay.
  • Thời Trần:
  • Thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn rồng thời Lý.
  • Chủ yếu được chạm nổi trên bia, bệ đá.
  • Thời Lê sơ:
  • Thể hiện sự mạnh mẽ, có những nét dữ tợn.
  • Trở thành biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền của nhà vua.
  • Thời Mạc:
  • Thân dài uốn khúc, chân ngắn, thường chạm 4 móng, đầu có sừng 2 chạc, 2 mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước.
  • Được thể hiện trên sản phẩm khắc gỗ ở chùa, đình làng hoặc trên đồ gốm.
  • Thời Nguyễn:
  • Hình tượng rồng có mặt ở mọi công trình kiến trúc trong Kinh thành Huế, lăng tẩm.
  • Được thể hiện trên nhiều chất liệu: vàng, sành, sứ, gỗ, đá,…
  • Hình tượng rồng thể hiện sự uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

- GV chuyển sang bài tập mới.

Bài tập 2 – phần Vận dụng SGK tr.26

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Lập nhóm và sưu tầm tư liệu về công trình kiến trúc hoặc điêu khắc tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu công trình đó với thầy cô và bạn học.

- GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo trình tự:

+ Hội ý, thảo luận để chọn một lĩnh vực (kiến trúc hoặc điêu khắc); thống nhất lựa chọn triều đại.

+ Phân công thành viên sưu tầm tư liệu, hình ảnh, sắp xếp cho phù hợp, đúng ý tưởng muốn giới thiệu.

+ Phác thảo nội dung và giới thiệu sản phẩm đã sưu tầm, xây dựng với thầy cô và bạn bè qua các phương tiện hoặc trên lớp học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý về kiến trúc, điêu khắc.

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc.

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê sơ về kiến trúc, điêu khắc.

+ Những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc; điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật; những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.

+ Những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc; những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung: Nội dung thực hành Chuyên đề 1 – Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Hoạt động Luyện tập - Vận dụng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Hoạt động Luyện tập - Vận dụng, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ Hoạt động Luyện tập - Vận dụng

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay