Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 3 Hoạt động 5: Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin Hình 13 – Hình 15, tư liệu, thông tin mục V SGK tr.59 – 62 và thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về Chu Văn An (1292 – 1370). + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về Tuệ Tĩnh (1330 - ?). Hình 14. Đền Bia (Hải Dương) + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Lê Quý Đôn (1726 – 1784) BẢNG THỐNG KÊ VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
- GV cung cấp một số tư liệu về danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 5). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành bảng thống kê theo mẫu. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, trình bày về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ theo Bảng thống kê. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bảng thống kê. |
V. Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ 1. Chu Văn An (1292 – 1370) 2. Tuệ Tĩnh (1330 - ?) 3. Lê Quý Đôn (1726 – 1784) Đính kèm kết quả Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ phía dưới Hoạt động 5.
|
||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ, GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 1. Chu Văn An Chu Văn An (1292 – 1370) là người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) dưới triều vua Trần Minh Tông, nhưng ông không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà. Ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học, từ đó, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng. Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới Triều Trần. Là thầy giáo giỏi, Chu Văn An nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Với cương vị một người thầy, ông không phân biệt trò giàu, trò người, vô cùng nghiêm khắc, coi trọng hiền tài. Thấy vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn; trong triều có nhiều quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc,… nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ, đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần. Không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối.
https://www.youtube.com/watch?v=y2b34CBfFOs 2. Tuệ Tĩnh Tuệ Tĩnh (1330 - ?) là người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi mẹ lúc 6 tuổi, được các nhà sư nuôi cho học, năm 22 tuổi đậu Thái học sinh (đệ nhị giáp tiến sĩ) dưới triều vua Trần Dụ Tông; không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Đó cũng là thời gian ông học thuốc, làm thuốc chữa bệnh cho người. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách có giá trị là Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó, có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài Phú thuốc Nam 630 vị bằng chữ Nôm. Ông trở thành một thiền sư, một y sư; danh tiếng Tuệ Tĩnh không chỉ được biết đến ở Việt Nam, mà tiếng tăm ông đã đồn khắp Trung Quốc thời đó và còn được vua nhà Minh phong là Đại Y Thiền Sư, được mời vào Thái y viện.
https://www.youtube.com/watch?v=HvIzmEG4Ed4 https://www.youtube.com/watch?v=WV81TZ_ajTk https://www.youtube.com/watch?v=j9PUHfhePXw 3. Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn (1726 – 1784) là người làng Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), con của Tiến sĩ Lê Trọng Thứ. Lê Quý Đôn từ thuở nhỏ đã được gọi là “thần đồng” (5 tuổi đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết các sử sách, 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia); ông đỗ đầu 3 kì thi: thi Hương (17 tuổi), thi Hội và thi Đình (26 tuổi) lấy Bảng nhãn (lúc đó chưa có Trạng nguyên). Là người ham đọc sách và học hỏi, ngay cả khi không đỗ đạt, làm quan cũng “không khí nào tay rời quyền sách”. Lê Quý Đôn được mệnh danh là “túi khôn của thời đại”; người đương thời nói: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn – Có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn”. Lê Quý Đôn từng được bổ nhiệm làm quan, giữ chức vụ quan trọng, có khi làm Thượng hư bộ Công. Ông nổi tiếng với Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, đặc biệt cuốn bách khoa thư Vân đài loại ngữ (viết lúc ông 30 tuổi) tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học,… Trong Vân đài loại ngữ, ông phê phán các nho sĩ đương thời, chỉ biết nhồi nhét những kinh nghiệm viển vông; đồng thời tha thiết đề xuất phải thay đổi: “Giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị”. Là người có “Học vấn bao trùm, xem rộng khắp hết sách vở, nhờ văn chương mà đi thi thi chiếm bảng đầu. Có kiến thức mênh mông đồ sộ, lại sở trường bậc nhất ở trước thuật” (Phan Huy Chú), năm 1764, Lê Quý Đôn xin từ quan về quê trí sĩ, đóng cửa viết sách. https://www.youtube.com/watch?v=8RBH0zcAOp0 (Từ đầu đến 6p17s).
BẢNG THỐNG KÊ VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ 3 Hoạt động 5: Một số danh, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 5: Một số danh