Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Thực hành CĐ 1 Hoạt động 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách mới cánh diều CĐ Thực hành CĐ 1 Hoạt động 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 6 nhóm, đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Bài giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thực hiện: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

+ Nhóm 1: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Lý.

+ Nhóm 2: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Trần.

+ Nhóm 3: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ.

+ Nhóm 4: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Mạc.

+ Nhóm 5: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Lê trung hưng.

+ Nhóm 6: Giới thiệu về thành tựu về kiến trúc, điêu khắc thời Nguyễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin, tài liệu, hình ảnh về thành tựu nghệ thuật truyền thống Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS 6 nhóm lần lượt giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ cho HS:

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Lý:

  • Dấu tích kiến trúc hành lang thời Lý thế kỉ XI - XII, là một trong những phát hiện có giá trị đặc biệt trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Tại đây đã tìm thấy một số dấu tích kiến trúc thời Lý chồng lên nhau. Đó là dấu tích bức tường lớn chạy theo chiều đông - tây với nhiều lần cải tạo, mở rộng; dấu tích móng cột kiến trúc còn nguyên chân tảng đá hoa sen, nền lát gạch vuông còn lại khá nguyên vẹn.

Dấu tích kiến trúc thời Lý trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

  • Gạch trang trí hình rồng thời Lý được tìm thấy tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Hiện vật thể hiện trình độ điêu khắc rất cao của các nghệ nhân thời Lý với tạo hình rồng uốn khúc trên chất liệu đất nung. Đây cũng là hiện vật cho thấy đặc trưng rất khác biệt của hình tượng rồng trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý: uốn khúc mềm mại, uyển chuyển, chân chỉ có 3 móng, vảy mở, không có sừng.

Gạch trang trí hình rồng thời Lý được tìm thấy tại

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Trần:

  • Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc): Là một kiến trúc Phật giáo mang dấu ấn của một giai đoạn khá dài (khoảng từ thế kỉ XIV tới XV]). Tháp Bình Sơn hiện nay cao 16,5 m (chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp đã bị vỡ), được cấu tạo với bình đổ hình vuông nhỏ dần về ngọn, với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 m. Toàn bộ ngôi tháp được xây bằng gạch nung không tráng men. Tháp Bình Sơn không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, mà còn có giá trị mĩ thuật cao. Trên các viên gạch có rất nhiều loại hoa văn trang trí, chỗ hình tròn, chỗ lượn vòng tròn, chỗ sâu, nông, chỗ đậm,... thể hiện bàn tay tài hoa của người nghệ nhân xưa. Tháp Bình Sơn là công trình có kiến trúc độc đáo, theo đánh giá của người Pháp: Đây là một cây tháp đẹp nhất xú Bắc Kì và được gọi là “Hòn ngọc báu của kho tàng dân tộc”

Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)

  • Bức phù điêu Tiên nữ dâng hoa - tấu nhạc bằng gỗ ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên): Bức phù điêu khắc hoạ cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa. Các hoa tiết của bức phù điêu chủ yếu miêu tả cảnh dâng hoa, tấu nhạc, với những nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công hay con chim thần thoại. Cục bộ các hình tiên nữ được chạm khắc thăng bằng, có nửa trên mang thân nữ giới, nửa dưới là chim có đuôi dài, cánh dang rộng ra, đầu búi tóc ngược lên đỉnh, áo bó sát người, đầu hơi nghiêng hẳn về phía sau và đôi bàn tay kính cẩn dâng bông hoa về phía trước cúng dường mười phương chư Phật.

Bức phù điêu Tiên nữ dâng hoa - tấu nhạc bằng gỗ ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên)

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Lê sơ:

  • Cổng Đoan Môn trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyên. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành, được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo? hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành. Vật liệu chủ yếu dùng để xây dựng là gạch võ - loại gạch phổ biến của thời Lê sơ và đá để cuốn vòm cửa. Trên cổng chính Đoan Môn có tấm biển đá khắc hai chữ Hán “Đoan Môn, gắn phía trên cửa chính dài 1,5 m rộng 0,7 m. Hai bên có những bậc gạch nhỏ dẫn lên tầng hai. Trên nóc tầng hai xây một phương đình kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.

 

Cổng Đoan Môn trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

  • Bậc thềm chạm rồng ở điện Kính Thiên trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Rồng trong nghệ thuật điêu khắc thời Lê có vẻ đẹp sống động, tự nhiên, khoẻ mạnh và dữ tợn hơn, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua. Rồng đá thềm trước điện Kính Thiên uốn 7 khúc, dài 5,3 m. Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hắn ra ngoài, mũi gồ cao đầy uy lực. Đôi sừng nhọn khép lại đằng sau theo tư thế đầu rồng ngẩng lên chầu vua. Đôi bờm trên của rồng được vuốt dài, phía dưới đầu rồng là cặp móng rồng 5 móng. Đây chính là biểu tượng của rồng đế vương. Toàn bộ thân rồng là những nét chạm làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khoẻ mạnh của rồng, đặc biệt là ở phần chân - biểu tượng của sức bật mạnh mẽ.

Bậc thềm chạm rồng ở điện Kính Thiên

trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Mạc:

  • Đình Tây Đằng (Hà Nội): Đình thuộc thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo vào loại bậc nhất ở xứ Đoài. Đình thờ ba vị Thành hoàng: Tần Viên, Cao Sơn và Quý Minh, những vị anh hùng văn hoá, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt và chống giặc ngoại xâm... Căn cứ vào dấu vết kiến trúc và nghệ thuật trang trí hiện còn, có thể khẳng định, đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỉ XVI. Đình Tây Đằng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phương, nơi hội tụ cộng đồng làng xã, mà còn là một “bảo tàng văn hoá, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá thời Mạc. Đình đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Đình Tây Đằng (Hà Nội)

  • Đèn gốm men lam xám thế kỉ XVI (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia): Chân đèn dưới thời Mạc thường có dáng thon cao, phân thành 3 phần chính: Phần giữa (thân đèn), chỗ phình to nhất có trang trí kiểu “lá để” cách điệu; phần trên (cổ đèn) có dạng hình ống, dáng thon, ở giữa hơi thu nhỏ và loe; phần dưới là một cánh sen ngửa được phân đôi bởi một đường gờ nổi, hai phía trên dưới có các hình khắc vạch, rồng cuộn trong cánh sen đối xứng ngược chiều nhau.

Đèn gốm men lam xám thế kỉ XVI (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Lê trung hưng:

  • Đình Chu Quyến (Hà Nội): Còn gọi là đình Chàng, thuộc xã Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đình xây dựng vào cuối thế kỉ XVII, thờ Thành hoàng làng là Nhã Lang Vương, con của Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử). Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam với duy nhất một toà Đại đình ba gian hai chái, diện tích 395 m2. Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến có bộ mái đình xoè rộng ra bốn phía, tạo cho ngôi đình có thế vững chãi, bề thế. Trong số các di vật còn được lưu giữ ở đình Chu Quyến, đáng chú ý nhất là 15 đạo sắc phong của các triều: Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn, phong cho Nhã Lang Vương. Với những giá trị lịch sử, văn hoá, đình Chu Quyến đã được Bộ Văn hoá Thể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1962.

Đình Chu Quyến (Hà Nội)

  • Đàn gà (tranh dân gian Đông Hồ): Tranh đàn gà thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ. Bức tranh miêu tả hình ảnh gà mẹ đang ngậm con ong, quan sát và chăm chút cho các con. Hình ảnh trung tâm của bức tranh là gà mẹ. Ngoài ra, còn có hai chú gà con ở phía trước, hai con ở phía sau, hai con ở phía trên, hai con ở phía dưới, một con ở trong, một con ở ngoài. Mười con gà con đứng quanh gà mẹ nhưng đều có những nét chuyển động khác nhau: Con đang rỉa lông, con đùa chạy, con nấp dưới bụng gà mẹ, con lại trèo lên lưng gà mẹ. Gam màu sử dụng trong bức tranh gồm có các màu đỏ, vàng, xanh và viễn đen, trong đó gam màu chủ đạo là đỏ và vàng giúp cho bức tranh đàn gà thêm rực rỡ hơn trong những ngày đầu xuân. Bức tranh đàn gà thuộc chủ để tranh chúc tụng, tranh thường được mua hoặc tặng vào dịp lễ, Tết như biểu thị mọi điều tốt đẹp, gửi gắm ước mơ của người dân về một gia đình hạnh phúc, luôn có con đàn cháu đống.

Đàn gà (tranh dân gian Đông Hồ)

+ Thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống thời Nguyễn:

Ngọ Môn trong Khu di tích Đại Nội Huế: Ngọ Môn là di tích kiến trúc thời Nguyễn, là cổng chính phía nam của Hoàng thành. Ngọ Môn được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833). Về kiến trúc, Ngọ Môn gồm hai phần chính: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng có dáng dấp tương tự Thiên An Môn ở Cố cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc. Đây là nơi xưa kia thường diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa),... Ngày 30 - 8 - 1945, Ngọ Môn là nơi diễn ra lễ thoái vị của hoàng để Bảo Đại - vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Ngọ Môn là một quần thể kiến trúc đặc sắc và có giá trị trên nhiều phương diện trong

quần thể di tích Cố đô Huế.

Ngọ Môn trong Khu di tích Đại Nội Huế

  • Một góc bức tranh Cửu Long ấn vân tại lăng vua Khải Định (Thừa Thiên Huế): Lăng mộ của vua Khải Định toa lạc bên ngoài kinh thành Huế (còn gọi là Ứng lăng), nay thuộc xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ. Bức tranh Cửu Long ấn vân trong lăng vua Khải Định thể hiện những con rồng uốn lượn trong mây với nét mực đậm, sắc nét và rất có hồn. Tương truyền, tác phẩm này được vẽ bởi nghệ nhân Phan Văn Tánh. Ngoài ra, theo sự trình bày của các hướng dẫn viên dù bức tranh đã được vẽ hơn 100 năm nhưng vẫn không hề bị dính mạng nhện, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lí giải được nghệ nhân Phan Văn Tánh đã trộn lẫn vật liệu gì khiến loài nhện không dám tới gần.

Một góc bức tranh Cửu Long ấn vân tại lăng vua Khải Định (Thừa Thiên Huế)

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Thực hành CĐ 1 Hoạt động 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 11 Cánh diều CĐ Thực hành CĐ 1 Hoạt động 2:, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ Thực hành CĐ 1 Hoạt động 2:

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Lịch sử 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay