Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

BÀI 1. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT SỬ DỤNG DINH DƯỠNG KHOÁNG TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP SẠCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
  • Trình bày được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng (phù hợp thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hàm lượng, phối hợp khoáng,...)
  • Nêu được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Lấy được ví dụ minh hoạ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung các nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm; chủ động thu thập thông tin về dinh dưỡng khoáng, nền nông nghiệp sạch qua tài liệu, internet, các mô hình sản xuất thực tiễn.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung trong bài Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng những kiến thức về các nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch, đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế, xây dựng nền nông nghiệp sạch trong thực tiễn.

            Năng lực sinh học

  • Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
  • Tìm hiểu  thế giới sống: Đưa ra phán đoán và phân tích được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức để đưa ra và phân tích được một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch. Lấy được ví dụ minh hoạ.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến nguyên tắc và các biện pháp sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc và biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch).
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng, mô hình và các sản phẩm nông nghiệp sạch
  • Mẫu vật thật về sản phẩm nông nghiệp sạch (rau sạch, rau hữu cơ),... (nếu có)
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV thông tin: Rau là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với chế độ ăn uống của mỗi người. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề “rau bẩn” với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.

GV chiếu video về thực trạng việc thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ: https://youtu.be/hiGVC-k5hlE

GV đặt vấn đề: "Làm thế nào để sản xuất ra lương thực, thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người mà không làm ô nhiễm và tổn hại đến môi trường?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Để sản xuất ra lương thực, thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người mà không làm ô nhiễm và tổn hại đến môi trường thì phải sử dụng phân bón hợp lý; hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích; tưới nước không bị ô nhiễm hóa chất cho cây,...

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Hiện nay nông nghiệp sạch đang là xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Vậy để tìm hiểu nông nghiệp sạch là gì? Có những nguyên tắc nào khi sử dụng dinh dưỡng trong nông nghiệp sạch?... chúng ta cùng vào bài 1: Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nông nghiệp sạch

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm nông nghiệp sạch.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 6.
  3. Sản phẩm: Khái niệm nông nghiệp sạch, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 6
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SCĐ, đọc các thông tin trong mục I, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

1. Nông nghiệp sạch là gì? Sản phẩm nông nghiệp sạch cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

2. Hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp sạch mà em biết.

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng: Hai khái niệm sản phẩm nông nghiệp sạch và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có đồng nhất với nhau không? Giải thích hai thuật ngữ trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SCĐ, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 6.

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm nông nghiệp sạch

- Nông nghiệp sạch là nền nông nghiệp tạo ra sản phẩm không chứa dư lượng các chất độc hại hoặc sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi đồng thời không ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí

- Các sản phẩm nông nghiệp sạch phải đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất, thu hoạch, tuân thủ các quy tắc bảo quản, sơ chế nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất và  sử dụng, bảo vệ môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm

- Ở Việt Nam các sản phẩm sạch được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP

- Một số sản phẩm nông nghiệp sạch:

gạo, cá tra, nhãn, vải, tôm, sữa,...

Trả lời CH mở rộng:

- Sản phẩm nông nghiệp sạch có thể chia thành hai mức độ sản phẩm hữu cơ và sản phẩm an toàn.

- Sản phẩm hữu cơ được sản xuất trong điều kiện không dùng phân bón hóa học, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không dùng thuốc bảo vệ thực vật (trừ một số trường hợp ngoại lệ), không sử dụng nước thải và các chất độc hại.

⇒ Trường hợp này khái niệm sản xuất nông nghiệp sạch sẽ bao hàm khái niệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp sạch

  1. Mục tiêu: Trình bày và phân tích được các nguyên tắc sử dụng khoáng trong việc tăng năng suất cây trồng (phù hợp thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hàm lượng, phối hợp khoáng,...)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 9.
  3. Sản phẩm: các nguyên tắc sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp sạch, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 9.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc độc lập với SCĐ, đọc các thông tin trong mục II, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm

1. Giải thích cơ sở khoa học của nguyên tắc bón phân cho cây trồng: bón đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm.

2. Cây trồng bị thiếu nitrogen thường có biểu hiện gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SCĐ, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 9.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Các nguyên tắc sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp sạch

Để tăng năng suất cây trồng cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân:

+ Bón đúng các loại phân

+ Bón đúng liều lượng

+ Bón đúng thời điểm

+ Bón phối hợp cân đối các yếu tố dinh dưỡng

+ Bón đúng cách.

Dừng lại và suy ngẫm

1. Cơ sở khoa học của nguyên tắc bón phân cho cây trồng đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm là

- Mỗi loại cây có nhu cầu về các nguyên tố hóa khác nhau với liều lượng khác nhau:

+ Khi được cung cấp đúng các loại nguyên tố khoáng cây cần với lượng thích hợp ⇒ cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng khả năng chống chịu sâu bệnh ⇒ làm cho năng suất chất lượng, sản phẩm tăng cao

+ Ngược lại, nếu bón không đúng loại phân cây cần với liều lượng quá cao hoặc quá thấp so với nhu cầu ⇒ kìm hãm quá trình sinh trưởng phát triển của cây ⇒ làm giảm khả năng chống chịu khiến cho cây dễ mắc sâu bệnh ⇒  làm giảm năng suất cây trồng

Vì vậy trong trồng trọt cần lựa chọn các loại phân bón cũng như liều lượng phân bón phù hợp với từng loại cây trồng

- Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng khoáng khác nhau ⇒ cần chọn chế độ phân bón phân phù hợp với đặc điểm sinh lý của cây trồng trong từng thời kỳ cụ thể.

2. Cây trồng bị thiếu nitrogen thường có biểu hiện: Còi cọc, sinh trưởng chậm, có lá màu vàng và rụng sớm.

-----------------------------Còn tiếp------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay