Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 9: Khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
I.
MỤC TIÊU
1.
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Nêu được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Phân tích được tác hại của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người.
2.
Năng lực
Năng lực chung
-
Năng lực tự chủ và tự học: Phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt hoặc sơ đồ nội dung kiến thức đọc được; xác định từ khóa trong mỗi mục; tự đặt ra câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài; tự trả lời trước các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm, Luyện tập và vận dụng.
-
Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua các hoạt động nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ thông tin với các bạn trong nhóm, đồng thời chủ động, tự tin đưa ra ý kiến về vấn đề thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. Phát triển năng lực giao tiếp với các bạn trong nhóm, GV, các bạn trong và ngoài lớp.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ những kiến thức đã học, đưa ra được các giải pháp giúp phòng tránh và giải quyết các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm thường gặp trong cuộc sống.
Năng lực sinh học
-
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về vệ sinh an toàn thực phẩm để áp dụng vào thực tiễn đời sống như phát hiện các thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm các tác nhân gây ô nhiễm, đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình.
3.
Phẩm chất
-
Chăm chỉ: tích cực, chủ động hoàn thành công việc trong các hoạt động nhóm; có tinh thần tự học, tự tìm hiểu các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó có ý thức phòng tránh mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống.
-
Trung thực: hoàn thành các nhiệm vụ được phân công, báo cáo đúng kết quả thu được trong thảo luận hóm, thực hiện dự án điều tra,... về vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.
Đối với giáo viên
-
SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
-
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
-
Một số tranh ảnh, tập san, tạp chí, video,... về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang diễn ra trong đời sống, hình ảnh một số tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm, hậu quả sau khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm.
-
Mẫu vật thật hoặc mô hình về một số thực phẩm nhiễm tác nhân ô nhiễm như bánh mì mốc, đồ hộp bị phồng, thức ăn quá hạn sử dụng,...
2. Đối với học sinh
-
SCĐ chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
-
Vở ghi, dụng cụ học tập.
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a)
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức, tạo hứng thú cho HS dễ dàng tiếp thu bài học mới.
b)
Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng hiểu biết trả lời câu hỏi Khởi động SCĐ trang 40.
c)
Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi Khởi động SCĐ trang 40.
d)
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-
GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm:
-
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên và trả lời câu hỏi Khởi động tr.40 SCĐ: Các loại thực phẩm trong những hình trên có đảm bảo an toàn hay không? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-
HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi Khởi động tr.40 SCĐ.
-
GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
-
GV mời 1 - 2 HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
-
HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
-
GV ghi nhận các câu trả lời của HS.
-
GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học mới: Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm? Việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta cùng vào - Bài 9: Khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm.
B.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm
a)
Mục tiêu: Nêu được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b)
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 41.
c)
Sản phẩm: Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm.
d)
Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thực phẩm là gì? Quan sát các hình ảnh sau đây, cho biết sản phẩm nào là thực phẩm? Sản phẩm nào không phải là thực phẩm?
a) b)
c) d)
e) f) - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS. - GV yêu cầu các nhóm đọc hiểu mục 1 tr.40 - 41 SCĐ, vận dụng hiểu biết thực tiễn, thảo luận trả lời các câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm tr.41 SCĐ và điền vào Phiếu học tập số 1:
- GV đặt ra vấn đề về ảnh hưởng của vệ sinh an toàn thực phẩm: Theo WHO, ước tính trên thế giới có khoảng 600 triệu người bị mắc bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và khoảng 420 000 người chết mỗi năm, 30% số ca tử vong do thực phẩm xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
(Theo WHO, 2019) Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm gây ra, với khoảng 550 triệu trường hợp mắc bệnh và 230 000 trường hợp tử vong hàng năm.
(Theo Our World in Data, 2019) - Đồng thời, GV cho HS quan sát video sau: https://youtu.be/IYT03NVHNpo?si=BEC8Zmk_AFzyiucP - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để thực phẩm trở thành thức ăn, đồ uống an toàn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS đọc hiểu mục 1 tr.40 - 41 SCĐ, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời một số HS trả lời câu hỏi: + Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. + Nhóm thực phẩm: a, c, e. + Nhóm không phải thực phẩm: b, d, f. - GV mời 1 - 2 nhóm báo cáo. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV mở rộng thêm một số thông tin bổ sung (Đính kèm dưới hoạt động). - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
I. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm - Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo mọi điều kiện, biện pháp ở mọi khâu trong chu trình chế biến thực phẩm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thực phẩm an toàn không chỉ cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện, đảm bảo các hoạt động học tập và lao động sản xuất mà còn ảnh hưởng đến tầm vóc, trí tuệ nòi giống về lâu dài, tác động lớn đến nền kinh tế, xã hội quốc gia và quá trình hội nhập quốc tế.
Tác động của mất vệ sinh an toàn thực phẩm khiến các nước có thu nhập thấp và trung bình thiệt hại khoảng 110 tỷ USD mỗi năm (Theo Food Safety News, 2018) - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật An toàn thực phẩm tại kì họp thứ 7 ngày 17/06/2010 và có hiệu lực thi hành tử 01/07/2011. Mỗi người dân đều có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn và phải có trách nhiệm thực hiện các quy định để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các tiêu chuẩn về thực phẩm của Việt Nam đều được ban hành dựa trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế như Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO),... - Thực phẩm không an toàn có thể gây ra hơn 200 bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư.
- Để thực phẩm trở thành thức ăn, đồ uống an toàn, cần phải tuân thủ đúng các quy định trong sản xuất, chế biến và bảo quản. Phòng ngừa và ngăn chặn các tác nhân ô nhiễm, không để chúng gây hại đến sức khỏe, tính mạng, kinh tế của người sử dụng.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 3 Bài 9: Khái quát về vệ, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 3 Bài 9: Khái quát về vệ