Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng tạo nền nông nghiệp sạch
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- HS làm việc độc lập với SCĐ, đọc các thông tin trong mục III, nêu một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng tạo nền nông nghiệp sạch và ví dụ, trả lời các câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm 1. Biện pháp canh tác nào vừa giúp cây phát triển tối ưu, vừa đảm bảo không tồn dư khoáng chất trong nông sản cũng như không gây ô nhiễm môi trường? Giải thích. 2. Nền nông nghiệp sạch cần đầu tư kinh phí lớn nên không phải ở đâu cũng có thể áp dụng được. Em hãy nêu một số biện pháp canh tác truyền thống để giảm thiểu việc bón phân hóa học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SCĐ, nêu được Một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng tạo nền nông nghiệp sạch, trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SCĐ trang 10. - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH mở rộng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
|
III. Một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng tạo nền nông nghiệp sạch - Biện pháp tưới nước nhỏ giọt dung dịch khoáng được nhỏ từ từ liên tục vào rễ cây hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp nên vùng có rễ thông qua một mạng lưới gồm các van đường ống lỗ thoát. - Biện pháp trồng xen canh là trồng nhiều loại cây đan xen với nhau trên cùng một diện tích. Ví dụ: Trồng xen canh dừa và đinh lăng Trồng xen canh ngô và đậu xanh - Biện pháp trồng luân canh là trồng luân phiên nhiều loại cây trên cùng một diện tích và các mùa vụ khác nhau trong năm. Ví dụ: từ tháng 2- 6 trồng lạc xuân, từ tháng 7-10 trồng đỗ tương, từ tháng 11 tới tháng 1 trồng khoai tây đông. - Biện pháp thủy canh giúp con người chủ động điều khiển được thành phần, nồng độ chất khoáng cần thiết cho từng loại cây trồng. Dừng lại và suy ngẫm 1. Biện pháp thủy canh vừa giúp cây trồng phát triển tối ưu, vừa đảm bảo không tồn dư khoáng chất trong nông sản do khống chế được lượng chất dinh dưỡng ở mức tối ưu không gây ô nhiễm môi trường, ít các tồn dư các chất độc hại như nitrate trong sản phẩm nông nghiệp. Thủy canh được tiến hành trồng trong nhà lưới, nhà kính, hạn chế được côn trùng gây hại nên sản phẩm từ cây trồng không bị nhiễm hóa chất trừ sâu bệnh. 2. Một số biện pháp truyền thống để giảm thiểu việc bón phân hóa học là biện pháp trồng xen canh, luân canh giúp bổ sung dinh dưỡng khoáng đúng loại, đúng liều lượng cho cây. Ví dụ: một số cây họ đậu có khả năng cố định nitrogen từ trong không khí nhờ vi sinh vật cộng sinh ⇒ có thể cung cấp nitrogen cho đất. Trồng luân canh cây họ đậu và cây trồng khác, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, nâng cao năng suất cây trồng. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Bà con nông dân trồng khoai lang thường nói: “khoai đất lạ", ý nói không nên trồng khoai liên tục trên cùng một thửa ruộng. Cơ sở khoa học của lời khuyên này là gì? Nếu muốn trồng khoai liên tục trên một thửa ruộng mà vẫn cho năng suất cao thì cần phải làm gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 2: Ở một số loài thực vật, rễ của chúng có khả năng cộng sinh với nấm. Ví dụ: Một số loài thông, hạt trước khi gieo trồng trên đồi được cho nhiễm nấm để sau này cây có thể tạo hệ rễ nấm. Rễ nấm có vai trò gì đối với thực vật và nấm? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày
- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
Câu 1: Cơ sở khoa học của lời khuyên này chính là: trồng khoai liên tiếp nhiều vụ trên cùng, một thửa ruộng sẽ làm nguồn dinh dưỡng khoáng trong đất cạn dần. Nếu tiếp tục trồng sẽ làm giảm năng suất của khoai.
Muốn trồng khoai liên tục trên một thửa ruộng mà vẫn cho năng suất cao cần phải bón đủ và cân đối lượng phân bón cần thiết trong mỗi thời kì phát triển của cây. Ngoài ra, có thể thực hiện xen canh với các cây họ Đậu, luân canh,... để tăng cường năng suất và giảm chi phí phân bón.
Câu 2: Rễ nấm là hiện tượng cộng sinh giữa nấm và rẻ cây ở thực vật trên cạn (cây thông là một ví dụ). Trong đó, thực vật cung cấp chất hữu cơ cho nấm, nấm giúp thực vật tăng diện tích bề mặt rễ, qua đó tăng cường quá trình hấp thụ khoáng và nước. Ngoài ra, rễ nấm giúp cải thiện một số đặc tính của đất như độ ẩm, độ khoáng khí, hàm lượng dinh dưỡng,...Từ đó giúp thực vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Em hãy đề xuất một số biện pháp làm giá đỗ tại nhà để giá mập và ít rễ. Giải thích cơ sở khoa học của việc cải tiến sao cho giá đỗ mập và ít rễ hơn.
- GV đưa ra các gợi ý HS tìm hiểu thu thập thông tin trên sách báo, internet.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ vận dụng tại nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Gợi ý trả lời:
Để giá đỗ mập và ít rễ, cần phải nén, tạo áp lực lên trụ mầm và tưới bằng nước sạch ít khoáng chất.
Nước sạch ít vi khuẩn gây thối, ít khoáng chất nên giá ít phát triển rẻ; còn việc nén (bằng lá cây tre hoặc các dụng cụ khác) tạo áp lực lên trụ mầm làm cho trụ mầm sinh trưởng mạnh nên giá sẽ mập. Việc làm này giúp tạo lực cản nhân tạo giống như trong tự nhiên hạt nảy mầm gặp hạt sỏi phía trên, khi đó, trụ mầm sẽ tăng sinh to ra để đẩy hạt sôi ra khiến cho cây vươn lên khỏi mặt đất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Thực hiện nhiệm vụ vận dụng được giao.
- Chuẩn bị bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 1 Bài 1 Nguyên tắc và các