Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón với cây trồng (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón với cây trồng (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA LOẠI PHÂN BÓN, CÁCH BÓN VÀ HÀM LƯỢNG PHÂN BÓN VỚI CÂY TRỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Chứng minh được tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng thông qua các thí nghiệm.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự nghiên cứu để tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm khi tiến hành thực hành và phân tích dữ liệu.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về kết quả
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học về dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch để tiến hành các thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.

            Năng lực chung

  • Nhận thức sinh học: Nêu được tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  • Tìm hiểu  thế giới sống:
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  • Thực hiện được các thao tác ngâm hạt, ủ cho hạt nảy mầm, gieo hạt vào chậu, pha phân bón với các nồng độ xác định
  • Sử dụng thành thạo thước đo, cân điện tử để đo chiều cao cây, chiều dài lá, cân khối lượng cây.
  • Thực hiện thành thạo các thao tác đo, đếm, cân để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Xác định, phân tích được các số liệu của một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những kiến thức về tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng, đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế, xây dựng nền nông nghiệp sạch trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: kiên trì, không ngại khó trong quá trình thực hiện, chăm sóc và theo dõi thí nghiệm.
  • Trung thực: ghi chép, đo đếm, thống kê số liệu chính xác; trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.
  • Trách nhiệm: có ý thức hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được GV, nhóm phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm:
    • Dụng cụ: chậu nhựa có kích thước 25 x 20 cm (chiều cao x đường kính), cốc thủy tinh có vạch chia mức, chai nhựa 1 lít, cân điện tử.
    • Hóa chất, nguyên liệu đất vườn hoặc đất phù sa có độ đồng đều về tính chất và thành phần; phân đạm (N), lân (P), kali (K), phân hỗn hợp NPK đóng túi của nhà sản xuất.
    • Mẫu vật: các loại giống (đậu xanh, ngô, …) theo mùa vụ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm chuẩn bị theo nhóm:
    • Dụng cụ: chậu nhựa có kích thước 25 x 20 cm (chiều cao x đường kính), cốc thủy tinh có vạch chia mức, chai nhựa 1 lít, cân điện tử.
    • Hóa chất, nguyên liệu đất vườn hoặc đất phù sa có độ đồng đều về tính chất và thành phần; phân đạm (N), lân (P), kali (K), phân hỗn hợp NPK đóng túi của nhà sản xuất.
    • Mẫu vật: các loại giống (đậu xanh, ngô, …) theo mùa vụ.
  • Bản báo cáo thực hành thí nghiệm theo mẫu SCĐ trang 23
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán thông tin”:

  • GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 đội
  • Chiếu lần lượt hình ảnh các loại bao bì phân bón, các đội xung phong trả lời tên các loại phân bón đó và đọc thông tin hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón.
       

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

 

  • Đội nào trả lời đúng nhiều hình nhất đội đó là đội chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Hình 1: Phân đạm có hàm lượng dinh dưỡng 46,3% N.

Hình 2: Phân Kali có hàm lượng dinh dưỡng 61% K2O.

Hình 3: Phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng 20%N, 20%P2O5, 15% K2O và nguyên tố vi lượng.

Hình 4: Phân lân có hàm lượng dinh dưỡng ≥ 20% P2O5.

  • GV nhận xét, đánh giá, khen thưởng đội dành chiến thắng và dẫn vào bài: “Kiểm chứng về tác dụng của phân bón đối với cây trồng các em sẽ thực hiện thí nghiệm trong bài 4 Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  2. Mục tiêu:
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
  • Thực hiện được các thao tác ngâm hạt, ủ cho hạt nảy mầm, gieo hạt vào chậu, pha phân bón với các nồng độ xác định
  • Sử dụng thành thạo thước đo, cân điện tử để đo chiều cao cây, chiều dài lá, cân khối lượng cây.
  • Thực hiện thành thạo các thao tác đo, đếm, cân để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Xác định, phân tích được các số liệu của một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm phân tích kết quả.
  2. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

  Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc trước tài liệu. Trình bày tóm tắt các nội dung ở mỗi thí nghiệm: nguyên lí, cách tiến hành và yêu cầu sản phẩm của thí nghiệm đó.

- GV phản chia lớp thành 3 nhóm thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm tại nhà và sau 4 tuần, tổ chức báo cáo kết quả và sản phẩm (ảnh chụp, video clip,...) trên lớp:

+ Mỗi nhóm đều thực hiện 3 thí nghiệm trong bài, HS quay video ghi lại quy trình Thí nghiệm và kết quả.

+ Chuẩn bị đẩy đủ và đúng các dụng cụ, hoá chất và mẫu vật.

+ Yêu cầu nhóm trưởng của mỗi nhóm có bảng phản công công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Nhóm sẽ xây dựng bảng kiểm để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm thể hiện mức độ đóng góp và hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm với hoạt động này.

+ Nhóm xảy dựng báo cáo theo đói tiến độ thí nghiệm,

+ Nhóm xây dựng báo cáo thực hành theo mẫu.

- GV xây dựng và phổ biến công cụ đánh giá sản phẩm thí nghiệm và phần trình bảy báo cáo của các nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm, nghiên cứu nội dung thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Từng nhóm báo cáo kết quả thực hành
  • Các nhóm khác có thể nhận xét, phản biện, trình bày ý kiến của nhóm mình hoặc đặt ra các câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hành:

  • GV nhận xét phần trình bày tóm tắt các nội dung ở mỗi thí nghiệm của HS và giải thích những phần HS chưa rõ để giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và làm đúng thí nghiệm.
  • HS tự đánh giá: Các nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của mỗi cá nhân và của các nhóm bằng cách họp nhóm cho bà cho điểm sau đó gửi lại kết quả cho GV.
  • Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức. GV đánh giá kết quả thực hành của mỗi nhóm thông qua các hoạt động cụ thể xuyên suốt bài thực hành: bố trí thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm, xử lý số liệu, phân tích số liệu, đưa ra giả thuyết, biện pháp kết quả thí nghiệm và kết luận dựa trên các tiêu chí:

+  Kỹ năng thực hành, thái độ của HS khi làm thí nghiệm và làm việc nhóm

+ Thời gian hoàn thành, báo cáo thực hành.

Bảng tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm dùng cho học sinh tự đánh giá

(Dùng cho HS tự đánh giá, GV đánh giá HS)

Các tiêu chí

Các mức độ

A

B

C

D

1. Nhận nhiệm vụ

Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ

Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ khi được giao

Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ khi được giao

Từ chối nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

 

 

 

 

- Hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến,  quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, song đôi lúc chưa chủ động.

- Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến,  quan điểm của mọi người trong nhóm.

- Còn ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- (Hoặc) Chưa biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác trong nhóm

- Không tham gia ý kiến, xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.

- Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác trong nhóm.

 

 

 

 

3. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân chủ động hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, chưa chủ động hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, không hỗ trợ các bạn khác trong nhóm.

 

 

 

 

4. Tôn trọng quyết định chung

Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.

 

 

 

 

5. Kết quả làm việc

Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo đúng thời gian

Có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian

Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian

Sản phẩm không đạt yêu cầu

 

 

 

 

6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung

Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu.

Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung.

 

 

 

 

--------------------------------------Còn tiếp-------------------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón với cây trồng (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 1 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay