Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 3: Dự án: Điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương hoặc thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp (P3). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Hãy phân tích 5 cách bón phân đúng cách, an toàn và hiệu quả. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 2: Tại sao sử dụng phân chuồng và phân lân để bón lót? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày
- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án
- GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án
Câu 1:
* Bón đúng chủng loại phân
- Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất.
* Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây
- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái.
* Bón đúng nhu cầu sinh thái
- Một số các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất.. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn.
* Bón đúng vụ và thời tiết
Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.
* Bón đúng phương pháp
- Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tùy từng loại cây mà có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt.
Câu 2: Phân chuồng chứa đa dạng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây nhưng chúng tồn tại ở dưới dạng các hữu cơ và cần thời gian để phân giải thành chất cây hấp thụ được, còn phần lân thường khó tan hoặc chậm tan. Do đo, hai loại phân bón này thường được sử dụng để bón lót trước khi trồng thay vì bón thúc.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hành ở nhà, trồng và chăm bón một loại cây trong thùng xốp.
- GV đưa ra các gợi ý các bước trồng rau trong thùng xốp:
B1: Chuẩn bị dụng cụ trồng rau trong thùng xốp
Thùng xốp: Tùy vào diện tích không gian trống trong nhà nên chọn kích cỡ thùng xốp cho phù hợp. Tuy nhiên, ta phải chọn thùng xốp có độ cao ít nhất từ 30cm trở lên. Bởi vì, thùng càng sâu thì chứa càng nhiều đất và đây là yếu tố quan trọng giúp rau xanh tươi và phát triển tốt.
Hạt giống: Nên sử dụng các loại hạt giống rau xanh phù hợp với khí hậu địa phương, dễ trồng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Phương pháp trồng rau trong thùng xốp này thường phù hợp với các loại rau ăn lá như rau muống, rau mồng tơi, cải cúc, rau dền, cải ngọt… Hoặc một số loại rau ăn trái như ớt, cà chua, dưa leo…
Phân bón: Phân bón hữu cơ là lựa chọn hoàn hảo cho phương pháp này vì nó vừa sạch, lại vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho rau trồng. Ta có thể lựa chọn phân xanh như phân ủ từ rau củ quả thừa hoặc phân trùn quế hoặc phân vi sinh… Và để rau phát triển nhanh, cho năng suất cao hơn cũng có thể bổ sung thêm phân lân, vi lượng, NPK… theo tỷ lệ phù hợp.
Đất trồng: Chọn đất trồng là khâu rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến điều kiện phát triển và sinh trưởng của rau xanh. Ta nên trộn đất sạch hoặc đất phù sa đã qua xử lý với một số thành phần tạo độ tơi xốp cho đất như mùn cưa, trấu, xơ dừa… cùng một ít phân hữu cơ.
B2: Xử lý thùng xốp
Tùy vào độ lớn của thùng xốp, ta dùng dao rọc giấy khoét từ 4 đến 8 lỗ để giúp thoát nước, cách đều nhau ở dưới đáy thùng. Ta không nên khoét lỗ quá to vì việc này sẽ làm trôi đất trồng ra khỏi thùng xốp. Ta nên dùng lưới hoặc kẽm bọc lại các lỗ vừa khoét. Cách này vừa giúp thoát nước vừa không rửa trôi đất và phân bón trong thùng ra ngoài.
B3: Xử lý đất trồng
Đầu tiên, ta sử dụng rơm rạ khô đã xử lý, cây dớn… đặt dưới đáy thùng xốp với mục đích lưu lại các chất dinh dưỡng cho rau xanh. Tiếp theo, ta trộn đất trồng theo tỉ lệ là 5 phần đất trồng: 3 phần chất tạo xốp: 2 phần phân bón để đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Nếu ta muốn dùng đất phù sa hoặc đất thịt trong vườn, bạn nên phơi và khử độc cho đất trước khi trộn để hạn chế mầm bệnh gây hại cho rau. Để tiết kiệm công sức, bạn có thể mua đất tribat ở các cơ sở rau xanh vì đất tribat có đầy đủ chất dinh dưỡng mà không cần bón phân. Cuối cùng, ta đổ đất trồng đã trộn vào ¾ thùng xốp.
B4: Ngâm và ủ hạt giống
Để đảm bảo tỷ lệ hạt giống rau xanh nảy mầm cao, ta có thể làm theo hướng dẫn sau: Ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 2 phần sôi và 3 phần lạnh trong vòng từ 1 đến 3 giờ. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch lại với nước. Sau đó, ta ủ chúng bằng khăn vải hoặc khăn giấy ẩm trong khoảng 12 giờ hoặc lâu hơn tùy vào tỉ lệ nảy mầm của từng loại hạt. Khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ, ta đem hạt gieo vào trong thùng xốp và phủ đất kín lên phía trên các hạt giống.
B5: Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, ta nên trộn hạt với ít dầu hôi để tránh côn trùng tha hoặc ăn mất. Ta không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới bắt đầu đem gieo, điều này rất dễ làm đứt rễ non và gây chết cây.
Khi gieo hạt, ta không nên gieo quá nhiều vào một thùng xốp, tránh tình trạng cây mọc lên dày, chen chúc khiến năng suất không cao.
Sau khi gieo hạt, ta nên dùng tấm vải mỏng phủ lên bên trên đất để giữ ấm và kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn.
B6: Chăm sóc rau xanh trồng trong thùng xốp
Ta cần thường xuyên kiểm tra, tưới nước định kỳ cho rau xanh, không nên để cho rau thiếu nước hoặc quá nhiều nước, điều này sẽ khiến rau khô héo hoặc úng. Vào những ngày nắng nóng hay khô hạn, ta nên tưới nước cho cây ít nhất từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Vào ngày mưa thì ta nên hạn chế tưới nước và chỉ tưới nước khi mặt đất trồng khô hạn.
Để rau xanh phát triển tươi tốt và nhanh chóng thì nên để rau ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, khi rau còn non thì không nên đặt rau ở nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thay vào đó, ta nên đặt các cây non này vào nơi có bóng râm hoặc dùng màn che nilon để che chắn, bảo vệ cho đến khi cây lớn và cứng cáp.
B7: Thu hoạch rau xanh
Nếu như áp dụng đúng các bước trồng rau ở phía trên, ta sẽ dễ dàng thu hoạch được nguồn rau tươi xanh và năng suất cao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ vận dụng tại nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả khoảng 1 tháng sau khi nhận nhiệm vụ .
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Thực hiện nhiệm vụ vận dụng được giao.
- Chuẩn bị bài 4. Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón và hàm lượng phân bón đối với cây trồng.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 1 Bài 3: Dự án: Điều tra, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 1 Bài 3: Dự án: Điều tra