Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 2 Bài 7: Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 7: Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực Sinh học

Sau bài học này, HS sẽ

  • Phân tích được một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến ở người.
  • Thực hiện được các biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh phổ biến ở người
  1. Năng lực chung
  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, phân tích được một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến ở người.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến ở người.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến ở người.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK chuyên đề học tập Sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các vấn đề, nội dung, câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề: "Em và người thân đã từng mắc bệnh dịch nào? Những biện pháp nào em và người thân đã thực hiện để nhanh”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã lan nhanh trên toàn thế giới và hiện được xem là đại dịch nguy hiểm nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2. Dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng. Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội,.... Vậy toàn cầu đã vượt qua đại dịch như thế nào?....Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động: Tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người

  1. Mục tiêu: HS trình bày được các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường máu.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong sgk., hoàn thành câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 34 - 35 (Phiếu học tập).
  3. Sản phẩm: các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người, câu trả lời cho câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 34 - 35(Phiếu học tập).
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Vòng chuyên gia:

GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp

+ Nhóm 2: Tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu.

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Vẽ sơ đồ khái quát các biện pháp phòng chống bệnh dịch lây qua đường hô hấp.

2. Tại sao diệt ruồi, gián, chuột và cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường có thể góp phần phòng tránh được các bệnh lây qua đường tiêu hóa?

3. Dựa vào sơ đồ Hình 7.2 trình bày các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu.

4. Tại sao AIDS và bệnh sốt rét có chung con đường lây nhiễm những biện pháp phòng, chống có những điểm khác nhau?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp:

- đeo khẩu trang, tránh tập trung nơi đông người;

- đảm bảo vệ sinh cá nhàn;

- vệ sinh bề mặt, nơi ở, nơi làm việc;

- ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, giữ ấm vào mùa đông

- tiêm vaccine.

- cách li bệnh nhân;...

Trả lời CH1 PHT:

(Sơ đồ tham khảo - dưới HĐ)

II. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

- ăn chín, uống sôi;

- rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

- diệt ruồi, gián, chuột, đám bảo vệ sinh môi trường,...

Trả lời CH2 PHT:

- Vì ruồi, gián, chuột là những động vật trung gian truyền mầm bệnh khi chúng tiếp xúc với thức ăn không được che đậy.

- Cải thiện vệ sinh môi trường giúp:

+ ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển và phát tán mầm bệnh từ phân, rác thải, nước cống rãnh, nguồn nước ô nhiễm xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm, thức ăn.

+ ngăn chặn mầm bệnh có thể bám trên các bề mặt vật dụng khiến người khoẻ mạnh vô tình chạm vào và đưa lên mũi, miệng.

III. Biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu

- diệt muỗi, bọ gậy;

- ngủ màn, sử dụng lưới chắn muỗi;

- thực hiện truyền máu an toàn…

Trả lời CH3 PHT:

Các biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền qua đường máu:

- Diệt muỗi và bọ gậy: Phun hóa chất diệt muỗi; diệt bọ gậy bằng hóa chất, dầu,…; loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng (các dụng cụ đọng nước, các vũng nước đọng,…);…

- Tránh để bị muỗi đốt: Ngủ màn, sử dụng lưới chắn muỗi, bôi kem đuổi muỗi, mặc quần áo dài tránh muỗi đốt vào sáng sớm và chiều tối,…

- Truyền máu an toàn.

- Không dùng chung bơm, kim tiêm; dụng cụ châm cứu, xăm da; bàn chải đánh răng;…

Trả lời CH4 PHT:

(Sản phẩm tham khảo - dưới HĐ)

Kết luận

Tuỳ theo tác nhân gây bệnh và con đường lây nhiễm của mỗi bệnh dịch để có biện pháp phòng, chống bệnh phù hợp.

Sơ đồ gợi ý câu 1 PHT

Sản phẩm gợi ý câu 4 PHT

Mặc dù AIDS và bệnh sốt rét đều lây nhiễm qua đường máu nhưng cách thức lây nhiễm của mầm bệnh vào cơ thể người lại có sự khác nhau dẫn đến biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và bệnh sốt rét có những điểm khác nhau. Cụ thể:

- Kí sinh trùng sốt rét từ người bệnh truyền sang người khoẻ mạnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles, vì vậy có thể phòng chống bằng cách diệt bọ gậy, diệt muỗi, không để muỗi đốt và truyền máu an toàn.

- HIV/AIDS lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua đường máu từ người nhiễm HIV (truyền máu không an toàn, ghép cơ quan, thụ tinh nhân tạo, dùng chung kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm da, bàn chải đánh răng,...), lây truyền từ mẹ sang con (trong thời kì mang thai, trong khi đẻ và qua sữa mẹ) nên biện pháp phòng, chống đa dạng hơn như: thực hiện quan hệ tình dục an toàn (sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…), không dùng chung bơm kim tiêm và các đồ dùng cá nhân khác, truyền máu an toàn, người bị nhiễm HIV không nên mang thai và sinh con,…

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người qua các câu hỏi trong phiếu bài tập.
  2. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trong phiếu bài tập có nội dung liên quan đến bài học
  4. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 2 Bài 7: Các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 2 Bài 7: Các biện pháp phòng,, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 2 Bài 7: Các biện pháp phòng,

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay