Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 1 Bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch qua các câu hỏi trong phiếu bài tập.
  3. Nội dung: Nhóm đôi học sinh thảo luận trao đổi hoàn thành phiếu bài tập.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trong phiếu bài tập có nội dung liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Cây rau trồng trong hệ thống thủy canh của một số gia đình có hiện tượng vàng lá, cây yếu và rễ bị nhớt. Hãy giải thích hiện tượng trên và đề xuất cách khắc phục.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Cùng một giàn máng thủy canh có trồng được nhiều loại cây cùng 1 lúc không? Giải thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày

- Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa bài, chốt đáp án

-  GV nhận xét thái độ học tập, phương án trả lời của HS, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án

Câu 1: Hiện tượng trên có thể do một số nguyên nhân sau:

- Do bệnh: có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có thể do nhiễm khuẩn, virus, nấm gây bệnh.

- Do yếu tố côn trùng gây sâu bệnh.

- Thiếu một số nguyên tố vi lượng (do chưa bón đủ trong dung dịch dinh dưỡng).

Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp:

- Nếu tình trạng vàng lá, rễ yếu,... mới chỉ xuất hiện ở một vài cây, cần đưa ngay khỏi hệ thống những cây này và tiến hành diệt khuẩn bằng thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ hoặc các sản phẩm hữu cơ khác, theo dõi diễn biến.

- Nếu tình trạng vàng lá, rễ yếu đã xuất hiện trên tất cả các cây, cần thu hoạch cây trồng

đợt sản xuất này và tiến hành vệ sinh, khử trùng tất cả hệ thống thuỷ canh và tiến hành gieo vụ mới. Cần bổ sung, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng, điều kiện phòng trừ sâu bệnh để cải thiện năng suất ở vụ mới.

Câu 2: Cùng một giàn thuỷ canh có thể trồng được nhiều loại cây cùng một lúc. Do một số loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ ẩm tương tự nhau, có thể trồng trên cùng một giàn thuỷ canh để tăng sự phong phú chủng loại cây trồng.

     Thường thì cây có họ hàng với nhau có thể có nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm tương đương nhau.

Ví dụ: Cây họ Cải có thể trồng chung giàn với nhau. Ở quy mô gia đình, nếu cần kết hợp thì có thể tận dụng trồng nhiều loại cây trên một giàn thuỷ canh nhằm đảm bảo cung cấp đa dạng các loại rau cho bữa ăn hằng ngày trong gia đình.

 

Trên quy mô sản xuất hàng hoá, không nên trồng nhiều loài cây trên một giàn thuỷ canh mà cần sản xuất chuyên canh, để đạt năng suất, phẩm chất cao, chất lượng mẫu mã hàng hoá đẹp, đồng đều.

  1. VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức về mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, đưa ra các giải pháp nhằm thiết kế, xây dựng  mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch.
  3. Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ yêu cầu HS đề xuất quan điểm về việc trồng rau thủy canh trong các thùng xốp, thùng nhựa chứa dung dịch dinh dưỡng.
  4. Sản phẩm: Quan điểm của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

     “Nhiều người trồng rau thủy canh trong các thùng xốp, thùng nhựa chứa dung dịch dinh dưỡng trên sân thượng hoặc ban công nhà. Theo em, rau trồng như vậy liệu có thực sự là sản phẩm sạch? Giải thích?”

- GV đưa ra các gợi ý HS tìm hiểu thu thập thông tin trên sách báo, internet.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ vận dụng tại nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, sản phẩm, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Gợi ý trả lời:

Khái niệm về sản phẩm sạch: là sản phẩm không bị ô nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, vi sinh vật có hại,...

Như vậy, để biết được rau sạch hay không, cần xem rau có đạt những yêu cầu trên hay không?.

- Dụng cụ trồng rau phải là những vật liệu sạch, thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này, rau thuỷ canh được trồng trong thùng xốp, thùng nhựa, các chất liệu đó có thể bị thôi nhiễm các hạt vi nhựa ra dung dịch trồng rau, dẫn đến sản phẩm có thể không đủ điều kiện sạch, an toàn.

- Dung dịch trồng rau cần phải có quy chuẩn rõ ràng, nếu sử dụng thừa lượng vi khoáng thì rau lại có dư lượng chất khoáng gây hại cho con người. Vì vậy, cần kiểm tra xem dung dịch dinh dưỡng có nguồn gốc, thành phần như thế nào, có phù hợp với cây trồng không.

Trước khi thu hoạch mà vẫn bón nhiều,... thì không thể cho sản phẩm rau sạch. Hoặc trong lúc trồng thuỷ canh, hệ thống tuần hoàn không đảm bảo, dẫn đến rau hấp thụ quá nhiều dinh dưỡng hoặc các chất thải từ cây,... cũng không thể cho là sản phẩm sạch.

- Mô hình trồng rau chưa nói đến phương án vệ sinh máng trồng, phương án thu hoạch, bảo quân và kiểm tra chất lượng sản phẩm nên chưa khẳng định được sản phẩm có sạch hay không.

Như vậy, cần xét đến nhiều yếu tố để kết luận sản phẩm rau trồng theo mô hình thuỷ canh đã nêu có sạch hay không.

(Các nhóm HS có thể đưa ra các ý kiến, quan điểm khác)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Thực hiện nhiệm vụ vận dụng được giao.

- Chuẩn bị bài 3: Dự án: Điều tra tình hình sử dụng phân bón tại địa phương hoặc thực hành trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT CĐ 1 Bài 2: Mô hình thủy canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Sinh học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối CĐ 1 Bài 2: Mô hình thủy canh, soạn giáo án chuyên đề Sinh học kết nối CĐ 1 Bài 2: Mô hình thủy canh

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Sinh học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay