Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 2 Bài 1: Tạo dữ liệu ban đầu với công cụ định dạng bảng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt vấn đề: Sau giai đoạn 1 của "Dự án quảng bá dịch vụ du lịch, giới thiệu vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người Việt Nam", các nhóm đã có trong tay Cẩm nang du lịch với những thông tin chi tiết, hấp dẫn. Với mong muốn dịch vụ du lịch của công ty mình được khách hàng quan tâm, lựa chọn tại Hội chợ du lịch Ba miền, ngoài cuốn Cẩm nang du lịch, chúng ta còn cần tư vấn cho khách hàng về chi phí, giá cả của chuyến đi.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1a và Hình 1.1b tr.26 và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tính toán báo giá nhanh nhất cho các yêu cầu khác nhau của mỗi khách hàng? Phần mềm bảng tính có thể giúp em dễ dàng thực hiện điều đó như trong hình minh họa dưới đây:
- GV giải thích: Hình 1.1b là báo giá tương ứng với các số liệu từ Hình 1.1a. Khi có thay đổi về yêu cầu của khách hàng (số người, các loại phòng ở...) chi phí chuyến đi sẽ thay đổi theo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:
Với các kiến thức đã học về phần mềm bảng tính trong chương trình môn Tin học ở cấp Trung học cơ sở kết hợp với các kiến thức mới trong Chuyên đề này, ta sẽ cùng nhau thực hiện Giai đoạn 2 của Dự án: Xây dựng Chương trình tính Báo giá với phần mềm bảng tính – Bài 1: Tạo dữ liệu ban đầu với công cụ định dạng bảng.
Hoạt động 1: Định dạng bảng tính
- HS mô tả được định dạng bảng tính.
- HS nêu được công cụ cần sử dụng và mô tả cách thực hiện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 3 - 4 HS, yêu cầu các nhóm hoàn thành Hoạt động 1 SGK tr.27: Hãy liệt kê các công cụ của phần mềm bảng tính mà em cần sử dụng để tạo, định dạng và thiết lập các công thức tính toán cho bảng tính như Hình 1.2: - GV gợi ý HS trả lời bằng cách đặt câu hỏi: + Tiêu đề bảng định dạng như thế nào? + Các ô định dạng ra sao? + Cột cuối cùng, dòng cuối cùng có công thức là gì, định dạng ra sao? - GV tạo sẵn nội dung bảng tính trên máy tính, sau đó gọi từng nhóm lên thực hiện các thao tác định dạng cho tới khi đạt được như Hình 1.2. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.27, 28 và cho biết: Em hãy nêu các ưu điểm khi định dạng bảng tính bằng công cụ Format as Table. - GV hướng dẫn HS đọc mục Ghi nhớ và chốt kiến thức: Công cụ Format as Table giúp định dạng bảng tính với nhiều tính năng hữu ích. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.28: Hãy chỉ ra các ưu điểm của bảng tính được định dạng bằng công cụ Format as Table so với các định dạng vùng dữ liệu thông thường trong các tình huống sau: a) Khi cần chèn thêm hàng hay cột mới vào một vùng dữ liệu đã được định dạng khung viền, màu nền. b) Khi muốn sao chép công thức ở hàng trên xuống hàng mới tạo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát Hình 1.2, 1.3, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả: + 1 HS mô tả định dạng. + 1 HS nêu công cụ cần sử dụng và mô tả cách thực hiện. - HS giơ tay trả lời câu hỏi SGK tr.28. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Định dạng bảng tính - Bảng tính được định dạng bằng công cụ Format as Table có một số ưu điểm như sau: + Dễ dàng chèn thêm dữ liệu. + Tự động chèn công thức cho các hàng còn lại của bảng. + Luôn nhìn thấy tiêu đề của bảng. + Tạo biểu đồ động. Câu hỏi (SGK - tr.28): a) Khi cần chèn thêm hàng hay cột mới vào một vùng dữ liệu đã được định dạng khung viền, màu nền, hàng và cột mới sẽ tự động được tạo theo đúng định dạng của bảng. b) Khi sao chép công thức ở hàng trên xuống hàng mới tạo, các công thức ở hàng trên sẽ tự động được áp dụng cho hàng dữ liệu mới này.
|
Hoạt động 2: Khám phá các công cụ thao tác với bảng tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần nội dung kiến thức mới giới thiệu về các công cụ hỗ trợ thao tác với bảng dữ liệu nằm trên thanh công cụ Table Design. GV chỉ trực tiếp trên máy tính để HS dễ hình dung: - GV yêu cầu HS đọc, hiểu và nhắc lại yêu cầu của Hoạt động 2 SGK tr.29: Trong bảng Tổng hợp doanh thu quý 1 (Hình 1.2), khi muốn thay hàng số 7 là hàng tính Tổng thành hàng tính Trung bình doanh thu ba miền (Trung bình ba miền) trong từng tháng như Hình 1.8, ta thực hiện chèn công thức phù hợp vào các ô C7:F7. a) Hãy mô tả cách thực hiện trong hai trường hợp: + Trường hợp 1: Vùng A3:F7 là một vùng dữ liệu chưa định dạng thành bảng dữ liệu bằng công cụ Format as Table. + Trường hợp 2: Vùng A3:F7 là một bảng dữ liệu đã được định dạng bằng công cụ Format as Table. b) So sánh cách làm trong hai trường hợp trên. - GV gọi 1 HS mô tả cách làm trong trường hợp 1, 1 HS mô tả cách làm trong trường hợp 2. GV cho HS thao tác trên máy cả 2 trường hợp để cả lớp theo dõi, cùng phát hiện vấn đề. - GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức: + Các công cụ hữu ích giúp thao tác với bảng tính nằm trong dải lệnh Table Design. + Đặt tên cho bảng tính, ta sẽ quản lí được các bảng trong tệp của mình dễ dàng hơn từ ô địa chỉ của phần mềm bảng tính. - GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.30: Để bảng dữ liệu có cột cuối cùng được tô đậm và hiển thị tính năng lọc, sắp xếp dữ liệu trên các cột, ta cần tích chọn các lệnh nào trên dải lệnh Table Design trong các lệnh ở Hình 1.9? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK để nắm được các công cụ hỗ trợ thao tác với bảng dữ liệu nằm trên thanh Table Design. - HS thao tác để mô tả cách làm theo yêu cầu. - HS đọc và ghi nhớ hộp kiến thức. - HS củng cố kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 1 HS mô tả cách làm trong trường hợp 1, 1 HS mô tả cách làm trong trường hợp 2. - GV mời HS khác nhận xét, so sánh trong hai trường hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Khám phá các công cụ thao tác với bảng tính - Các công cụ hỗ trợ thao tác với bảng tính đã được định dạng bằng công cụ Format as Table nằm trên dải lệnh Table Design: + Table Name: Đặt tên cho bảng. + Header Row: Chọn để hiển thị hàng tiêu đề của bảng. + Total Row: Chọn để hiển thị hàng tính toán tự động ở cuối bảng. + Banded Rows Columns: Chọn để hiển thị đường viền cho hàng/cột. + First/Last Column: Chọn để tô đậm nội dung cột đầu tiên/cuối cùng của bảng. + Filter Button: Chọn để bật tính năng lọc, sắp xếp dữ liệu cho các cột của bảng. + Table Styles: Các mẫu định dạng bảng được thiết kế sẵn để áp dụng cho bảng tính. - Hoạt động 2: Cách làm ở trường hợp 2 nhanh hơn trường hợp 1, vì không cần phải thực hiện sao chép công thức. - Câu hỏi (SGK tr.30): Các lệnh cần tích chọn là Last Column, Filter. |
Hoạt động 3: Thực hành
- Xác định công thức tính dự toán kinh phí chuyến du lịch.
- Tạo mới tệp bảng tính và lập các bảng đơn giá đầu vào.
- Sử dụng công cụ Format as Table để định dạng bảng dữ liệu.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 kết nối CĐ 2 Bài 1: Tạo dữ liệu ban, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức CĐ 2 Bài 1: Tạo dữ liệu ban