Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT CĐ 3 Bài 2: Tạo ấn tượng với minh họa bằng video

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 2: Tạo ấn tượng với minh họa bằng video. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: TẠO ẤN TƯỢNG VỚI MINH HỌA BẰNG VIDEO (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nắm được công cụ chèn video vào trang chiếu và định dạng vieo, thiết lập một số thông số cơ bản cho video, giúp sản phẩm truyền thông thêm ấn tượng, hấp dẫn.
  • Lên ý tưởng và thiết kế được trang chiếu có chèn video để thêm ấn tượng cho bài trình chiếu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng hoạt động cộng tác, kĩ năng giao tiếp và thuyết trình.
  • Biết tra cứu thông tin trên Internet và từ các nguồn khác để tham khảo, thu thập thông tin cần thiết.
  • Lên kế hoạch và làm việc nhóm hiệu quả.
  • Năng lực riêng:
  • Chèn được video vào trang chiếu.
  • Sử dụng được các công cụ của phần mềm trình chiếu để định dạng, tạo hiệu ứng cho video đẹp mắt, hấp dẫn và thiết lập các thông số cơ bản cho video đó.
  • Biết lựa chọn, sử dụng video phù hợp với mục tiêu của bài trình chiếu.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
  • Biết tôn trọng bản quyền tác giả, sử dụng các tư liệu theo đúng quy định về bản quyền.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Một số đoạn video clip có nội dung phù hợp với bài học, có bản quyền hoặc trích dẫn đầy đủ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng tin học ứng dụng 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS về ý tưởng và mong muốn chèn video vào một bài trình chiếu để tăng thêm ấn tượng, tính hấp dẫn cho bài trình chiếu.
  3. Nội dung:

- GV cho HS đọc, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV có thể cho HS xem một số bài trình chiếu hoặc một đoạn clip quảng cáo ngắn với các dạng thông tin khác nhau (hình ảnh, chữ viết, video clip, âm thanh, kết hợp cả 4 dạng) để HS cảm nhận được sự khác biệt về tác dụng truyền thông giữa các dạng thông tin đó.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết và mong muốn của bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt vấn đề: Nhóm em đang chọn lọc từ Cẩm nang du lịch ra các thông tin dạng chữ cô đọng nhất, hình ảnh đẹp, hấp dẫn nhất về địa danh du lịch của nhóm để đưa vào bài trình chiếu. Nhưng theo em, chúng đã đủ thu hút sự quan tâm của khách hàng, đủ để khách hàng ra quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch của em chưa?

- GV yêu cầu HS: Đặt địa vị mình là khách hàng đang đứng trước màn hình trình chiếu tại gian hàng của em, thảo luận để trả lời câu hỏi: Để bài trình chiếu đạt được ấn tượng truyền thông, đâu là các dạng thông tin hiệu quả?

  1. Hình ảnh
  2. Chữ viết
  3. Video clip
  4. Âm thanh
  5. Sự kết hợp cả bốn dạng thông tin trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, thảo luận để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS khác nhận xét bổ sung.

Đáp án E.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sơ đó dẫn dắt vào bài học:

Chúng ta đã học cách chèn và bài trình chiếu các thông tin dạng chữ viết và hình ảnh. Trong bài học này, chúng ta sẽ khám phá cách chèn video vào bài trình chiếu – Bài 2: Tạo ấn tượng với minh họa bằng video.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chèn video vào trang chiếu

  1. Mục tiêu: HS biết cách chèn video vào trang chiếu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, quan sát các hình, trả lời câu hỏi, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS chèn video vào trang chiếu, trả lời Câu hỏi SGK tr.63.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc đoạn giới thiệu ban đầu về các dạng thông tin trên trang chiếu.

- GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến, nhận xét, cảm nhận của mình có tương đồng với SGK hay không? HS có ý kiến gì khác không?

- GV tiếp tục cho HS đọc về công cụ hỗ trợ chèn video vào bài trình chiếu. GV có thể nêu ra một số câu hỏi thảo luận để giúp HS ghi nhớ tốt hơn:

+ Phần mềm trình chiếu cho phép em chèn video từ các nguồn nào vào trong trang chiếu?

+ Có những cách nào để phát một video khi đã chèn video vào trong trang chiếu?

+ Liệt kê một số thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, thiết lập khi chèn một video vào trang chiếu.

+ Có bao nhiêu cách để điều chỉnh âm lượng của video khi nó được phát trên trang chiếu?

- GV chốt lại kiến thức cần ghi nhớ trong hộp kiến thức:

+ Phần mềm trình chiếu hỗ trợ chèn video vào bài trình chiếu để sản phẩm truyền thông thêm ấn tượng, hấp dẫn.

+ Sau khi chèn video, có thể thiết lập một số thông số cơ bản cho video.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.63:

1. Những video nào sau đây có thể sử dụng để chèn vào bài trình chiếu?

A. Video do nhóm em tự sản xuất từ một phần mềm tạo video miễn phí.

B. Video bất kì tải được từ mạng Internet.

C. Video tải từ mạng Internet và được cấp quyền sử dụng.

D. Video do nhóm em tự sản xuất từ một phần mềm tạo video miễn phí, với tất cả các nội dung bên trong như hình ảnh, âm thanh… do chính các em tạo ra, hoặc các em được cấp quyền sử dụng chúng, có trích nguồn đầy đủ.

2. Phát biểu sau là đúng hay sai?

Khi chèn video vào trang chiếu, ta có thể thiết lập một số thông số cho video để hiển thị trong chế độ trình chiếu như: lựa chọn bắt đầu phát video, âm lượng khi phát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, thảo luận và thực hiện các yêu cầu.

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Chèn video vào trang chiếu

- Phần mềm trình chiếu cho phép chèn video từ các nguồn đa dạng:

- Có 3 lựa chọn để phát video:

+ In Click Sequence: Video được phát trong trình tự nháy chuột.

+ Automatically: Video được phát ngay khi ở chế độ trình chiếu.

+ When Clicked On: Video được phát khi nó được nháy chuột vào.

- Một số thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, thiết lập khi chèn một video vào trang chiếu:

- Có 2 cách điều chỉnh âm lượng:

+ Điều chỉnh tại Volume trong lệnh Video Options.

+ Sử dụng con trượt âm thanh trên thanh điều khiển phát.

- Câu hỏi (SGK - tr.63):

1. Đáp án D.

2. Phát biểu đúng.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Định dạng video trong trang chiếu

  1. Mục tiêu: HS hình thành các ý tưởng và hình dung công cụ định dạng video khi chèn vào trang chiếu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 2, thảo luận và trả lời câu hỏi, hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thành thạo các thao tác định dạng, tạo hiệu ứng cho video trong bài trình chiếu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện Hoạt động SGK tr.63: Hãy chỉ ra các thao tác định dạng em có thể thực hiện với một đối tượng trên trang chiếu như chữ viết hay hình ảnh.

- GV gợi ý cho HS: Video cũng là một đối tượng trong trang chiếu như chữ viết hay hình ảnh. Do đó, phần mềm trình chiếu cũng cung cấp các công cụ để định dạng video như các đối tượng khác.

- GV yêu cầu HS thảo luận: Khi nào cần chỉnh sửa kích thước khung hình? Khi nào cần chỉnh sửa thời lượng phát video?

- GV cho HS xem hộp thoại Trim Video và yêu cầu HS đoán ý nghĩa của các lệnh trên Hộp thoại và hình dung cách sử dụng các lệnh đó.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2.b, quan sát Hình 2.6 SGK tr.65 và trả lời: Em hãy đoán xem video nào sử dụng công cụ Video Shape, video nào sử dụng công cụ Video border?

- GV nhắc lại ý nghĩa của việc sắp xếp vị trí, bố cục của các đối tượng trong trang chiếu.

- GV chốt kiến thức cần ghi nhớ: Khi chèn video vào trang chiếu, có thể định dạng video và sắp xếp bố cục chúng trong trang chiếu, thao tác tương tự như các đối tượng khác đã học (hình ảnh, hình khối hay hộp văn bản).

- GV mời HS đọc và trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.65: Phát biểu sau là đúng hay sai?

Khi một trang chiếu đã chèn video, phần mềm trình chiếu không cho phép chèn thêm đối tượng khác như chữ viết, hình ảnh, biểu đồ, bảng vào chính trang chiếu đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, lắng nghe GV hướng dẫn và trả lời câu hỏi.

- HS đọc và ghi nhớ hộp kiến thức.

- HS củng cố kiến thức bằng cách trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trình bày kết quả.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Định dạng video trong trang chiếu

a) Chỉnh sửa kích thước khung hình và thời lượng phát video

- Cần chỉnh sửa kích thước khung hình khi muốn loại bỏ các yếu tố không cần thiết xung quanh để tập trung vào một vị trí nào đó trong khung hình.

- Cần chỉnh sửa thời gian video khi chỉ muốn chọn ra một phần nào đó trong tệp video để trình chiếu.

b) Thiết lập mẫu định dạng cho video

- Công cụ Video Shape giúp định dạng khung hình cho video theo các hình khối khác nhau.

- Công cụ Video Border giúp định dạng kiểu viền cho khung hình đó.

c) Vị trí, bố cục giữa video và các đối tượng khác trong trang chiếu

- Cũng như trong trình bày văn bản, việc sắp xếp này rất quan trọng, quyết định tính thẩm mĩ của trang chiếu.

- Câu hỏi (SGK - tr65):

Phát biểu đúng.

 

Hoạt động 3: Thực hành

  1. Mục tiêu: HS vận dụng chèn video để thêm ấn tượng cho bài trình chiếu.
  2. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm và hướng dẫn HS thực hành tạo bài trình chiếu có chèn video để trình bày tại Hội chợ.
  3. Sản phẩm học tập: HS thiết kế trang chiếu có minh họa bằng video.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT CĐ 3 Bài 2: Tạo ấn tượng với minh họa bằng video

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 kết nối  CĐ 3 Bài 2: Tạo ấn tượng với, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 kết nối tri thức CĐ 3 Bài 2: Tạo ấn tượng với

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay