Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 7 Cánh diều Chương 5 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Toán 7 Cánh Diều bản mới nhất Chương 5 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn lại và củng cố kiến thức về thu thập, phân loại, biểu diễn và phân tích dữ liệu, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình quạt tròn, biến cố trong một số trò chơi đơn giản, tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản, thông qua luyện tập các phiếu bài tập.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực mô hình hóa toán học.

- Năng lực giao tiếp và tính toán.

3.Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong vẽ hình và giải toán.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính đã học trong chương V: Một số yếu tố thống kê và xác suất.

 

+ Nêu cách tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong trò chơi gieo xúc xắc.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong chương V thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Cho bảng thống kê về kết quả học tập trong kì I của học sinh khối 7 như sau:

Xếp loại học lực

Học sinh nam

Học sinh nữ

Tổng số học sinh

Tốt

?

36

84

Khá

37

30

?

Đạt

22

?

42

Chưa đạt

5

4

?

Tổng số học sinh

112

?

?

a) Tìm các số liệu còn thiếu trong bảng thống kê trên.

b) Hãy phân loại dữ liệu trong bảng thống kê đã hoàn thiện dựa theo hai tiêu chí định tính và định lượng

Bài 2: Xét tính hợp lí của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Tỉ lệ phần trăm màu sắc yêu thích cảu các học sinh lớp 7A

Màu sắc

Tỉ lệ phần trăm

Mày xanh

32%

Màu vàng

58%

Màu hồng

50%

Màu đen

10%

Tổng

150%

 

Bài 3: Các dữ liệu thu thập được trong mỗi trường hợp sau có đảm bảo tính đại diện không?

a) Để đánh giá học lực của học sinh toàn trường, giáo viên chủ nhiệm đã ghi lại xếp loại học lực của các bạn học sinh trong lớp. Sau đó, nhà trường sẽ thống kê xếp loại học lực của các khối lớp và đưa ra kết luận.

b) Để khảo sát về độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên phục vụ tại một rạp chiếu phim, anh Nam đã lấy ý kiến của 30 khách hàng nữ đến xem phim tại rạp vào buổi sáng.

Bài 4: Quan sát biểu đồ hình quạt tròn sau:

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

a) Biểu đồ trên cho ta biết thông tin gì?

b) Hãy cho biết vào năm 2019, đất có rừng ở Việt Nam chủ yếu là đất rừng gì?

Bài 5: Quan sát biểu đồ hình quạt tròn sau:

a) Biểu đồ trên cho ta biết thông tin gì?

b) Lớp nào có nhiều học sinh đạt điểm từ 8 trở lên nhất?

c) Lớp nào có ít học sinh đạt điểm từ 8 trở lên nhất?

Bài 6: Hãy đọc các thông tin từ biểu đồ sau đây và lập bảng thống kê tương ứng

Bài 7: Quan sát biểu đồ đoạn thẳng sau:

a) Biểu đồ trên cho ta biết thông tin gì?

b) Năm 2019, số trường THCS tại thành phố X là bao nhiêu?

c) Từ năm 2015 đến năm 2020, số trường THCS tại thành phố X có xu hướng tăng hay giảm?

Bài 8: Số ti vi bán được tại một cửa hàng trong tuần đầu tiên khai trương được ghi lại như bảng sau:

Ngày trong tuần

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ

Thứ Năm

Thứ Sáu

Thứ Bảy

Chủ Nhật

Số ti vi bán được

15

10

4

7

9

17

22

 Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bảng trên.

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

Xếp loại học lực

Học sinh nam

Học sinh nữ

Tổng số học sinh

Tốt

48

36

84

Khá

37

30

67

Đạt

22

20

42

Chưa đạt

5

4

9

Tổng số học sinh

112

90

202

 

Bài 2.

Điểm chưa hợp lí là tổng tỉ lệ phần trăm màu sắc yêu thích của học sinh lớp 7A lớn hơn 100%

Bài 3:

a) Đảm bảo tính đại diện.

b) Không đảm bảo tính đại diện.

Bài 4:

a) Biểu đồ cho ta biết thông tin về tỉ lệ đất có rừng ở Việt Nam năm 2019

b) Vào năm 2019, đất có rừng ở Việt Nam chủ yếu là đất rừng trồng.

Bài 5:

a) Biểu đồ trên cho ta biế thông tin về tỉ lệ phần trăm học sinh khối 7 đạt điểm 8 trở lên trong bài kiểm tra môn Toán giữa học kì .

b) Lớp  có nhiều học sinh đạt điểm từ 8 trở lên nhất.

c) Lớp 7B có it học sinh đạt điểm từ 8 trở lên nhất.

Bài 6:

Tỉ lệ phần trăm năm nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất

trong bốn tháng đầu năm 2020

Tên nước

Iraq

Ghana

Malaysia

Trung Quốc

Philipines

Tỉ lệ

5%

8%

14%

17%

56%

 

Bài 7:

a) Biểu đồ cho ta biết số trường THCS tại thảnh phố  trong giai đoạn .

b) Năm 2019, số trường THCS tại thành phố là 51 trường.

c) Từ năm 2015 đến năm 2020, số trường THCS tại thành phố tăng dần.

Bài 8:

 

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40. Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9”;

b) “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300”;

c) “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9”;

d) “Số tự nhiên được viết ra là tổng của hai số tự nhiên liên tiếp”.

 

Bài 2. Một tổ học sinh của lớp  có 4 bạn nam và 4 bạn nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trong tổ đó lên bảng để kiểm tra bài tập. Xét hai biến cố sau:

 : "Học sinh được gọi là nam" và  : "Học sinh được gọi là nữ".

a) Hai biến cố  và  có đồng khả năng xảy ra không? Vì sao?

b) Tính xác suất của biến cố A và biến cố B.

Bài 3. Kết quả xếp loại học lực cuối học kì I của lớp 7A được cho ở biểu đồ trong hình bên dưới. Gặp ngẫu nhiên một học sinh lớp 7A. Hỏi:

a) Xác suất gặp được học sinh xếp loại học lực nào là cao nhất?

b) Xác suất gặp được học sinh xếp loại học lực nào là thấp nhất?

Bài 4. Trong buổi liên hoan của lớp 7A có tổ chức trò chơi Rút phiếu trúng thương. Cô giáo đã rút một lá phiếu đựng 8 lá phiếu giống nhau ghi số thứ tự từ 1 đến 8 . Các bạn lần lượt thường là lá phiếu có ghi được ghi trên lá phiếu rồi sau đó đặt lại vào hộp. Lá phiếu trúng thưởng là lá phiếu có ghi số 2. Bạn Minh rút ngẫu nhiên một lá phiếu. Tính xác suất để bạn Minh rút được là phiếu trúng thưởng.

Bài 5. Gieo ngẫu nhiêu xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5”;

b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4”.

Bài 6. Một bình đựng 9 viên bi có kích thước và khối lượng giống nhau gồm 3 viên bi màu xanh, 3 viên bi màu vàng, 3 viên bi màu trắng. Gọi  là biến cố "Lấy được viên bi màu xanh". Tính xác suất của biến cố A.

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

a)

b)

c)

d)

Bài 2.

a) Vì trong tổ có số học sinh nam bằng số học sinh nữ và cô giáo gọi ngẫu nhiên một học sinh trong tổ nên biến cố A và biến cố B có khả năng xảy ra như nhau. Do đó biến cố A và biến cố B đồng khả năng xảy ra.

b) .

Bài 3.

a) Xác suất gặp được học sinh xếp loại học lực Khá là cao nhất.

b) Xác suất gặp được học sinh xếp loại học lực Chưa đạt là thấp nhất.

Bài 4.

Xét tám biến cố sau:

: “Rút được là phiếu ghi số 1”;     : “Rút được là phiếu ghi số 2”;

: “Rút được là phiếu ghi số 3”;     : “Rút được là phiếu ghi số 4”;

: “Rút được là phiếu ghi số 5”;     : “Rút được là phiếu ghi số 6”;

: “Rút được là phiếu ghi số 7”;     : “Rút được là phiếu ghi số 8”.

Vì Minh rút ngẫu nhiên một lá phiêu trong 8 lá phiếu trong hộp nên khả năng xảy ra của mỗi biên cố  là như nhau. Vì luôn xảy ra duy nhất một trong các biến cố này nên xác suất của chúng bằng nhau và bằng .

Vậy xác suất để Minh rút được lá phiếu trúng thưởng là .

Bài 5.

a) .

b) .

Bài 6.

Xét ba biến cố sau:

A: “Lấy được viên bị màu xanh”;

B: “Lấy được viên bị màu vàng”;

C: “Lấy được viên bi màu trắng”

Vì trong bình có số viên bi màu xanh, màu vàng và màu trắng bằng nhau nên ba biến cố này đồng khả năng. Do đó xác suất của biến cố A là: .

\

*Nhiệm vụ: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận,

Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 7 Cánh diều Chương 5 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 7 Cánh diều, giáo án buổi chiều Toán 7 Cánh diều Chương 5 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V, giáo án dạy thêm Toán 7 Cánh diều Chương 5 BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V

Soạn giáo án dạy thêm toán 7 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay