Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 14. Phản xạ âm

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 14. Phản xạ âm. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Nhận xét về kiến trúc bên trong của các công trình sau

BÀI 14. PHẢN XẠ ÂM

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự phản xạ âm

Một số hiện tượng về sóng âm

  1. Sự phản xạ

Hoạt động nhóm

Nghiên cứu SGK và thực hành thí nghiệm 14.1

Chuẩn bị: Hai ống nhựa giống nhau (dài khoảng 60 – 80cm, đường kính 60 mm), tấm gỗ, một số vật cản có kích cỡ gần bằng nhau: quyển sách, tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí hai ống nhựa, quyển sách và tấm gỗ lên mặt bàn như điểm N tại bề mặt quyển sách và hai ống tạo một góc như nhau so với tấm gỗ.

Bước 2: Học sinh A nói nhỏ vào sát miệng ống nhựa 1, đồng thời học sinh B áp sát tai vào miệng ống nhựa 2 để lắng nghe.

Bước 3: Thay quyển sách lần lượt bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa và lặp lại bước 2.

Câu hỏi 1. Tiến hành thí nghiệm Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A không?
  2. b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm.
  3. c) Nêu nhận xét về sự truyền sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản.
  4. d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?

Trả lời:

  1. a) Học sinh B áp tai vào ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A.
  2. b) Sóng âm được phát ra khi bạn A nói, nó truyền qua không khí bên trong ống nhựa đến điểm N của vật cản rồi từ N phản xạ lại vào ống nhựa mà bạn B đang áp tai vào, như vậy bạn B có thể nghe được âm do bạn A nói.

Trả lời:

  1. c) Sự truyền sóng âm khi có vật cản chậm hơn khi không có vật cản.
  2. d) Khi thay quyển sách bằng tấm xốp và tấm thảm nhựa thì bạn B nghe được âm sẽ nhỏ hơn.

Còn khi thay quyển sách bằng tấm kính mờ thì ta nghe được âm rõ và to hơn.

Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong Hình 14. 2.

Câu trả lời:

Trong hình 14.2 có:

  • Những vật phản xạ âm tốt: gạch men, cửa kính.
  • Những vật phản xạ âm kém: tấm xốp, thảm len.
  • Khi gặp vật cản, sóng âm đều bị phản xạ nhiều hay ít.
  • Sóng âm khi gặp vật cản cứng, nhẵn như quyển sách thì phản xạ nhiều.
  • Sóng âm khi gặp vật cản mềm, xù xì như tâm thảm nhựa thì phản xạ ít.

Kết luận

Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản

  • Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt
  • Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém
  1. Một số hiện tượng về sóng âm

Sự hình thành tiếng vang

  • Sóng âm dội lại khi gặp vật cản được gọi là âm phản xạ
  • Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm trực tiếp đến tai ít nhất là giây

Câu hỏi 3: Nêu một số ví dụ về tiếng vang em từng nghe được trong thực tế.

Ví dụ về tiếng vang em từng được nghe trong thực tế như:

  • Nghe thấy tiếng vang trong những căn phòng rỗng và trống trải
  • Nghe thấy tiếng vang trong nhà tập thể thao
  • Nghe thấy tiếng vang ở khu vực giếng trời giữa hai tòa nhà
  • Nghe thấy tiếng vang khi nói vọng vào trong chum, trong giếng
  • Nghe thấy tiếng vang từ đầu dây bên kia vọng lại khi nói chuyện qua điện thoại.

 

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 14. Phản xạ âm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 14. Phản xạ âm, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 14. Phản xạ âm

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay