Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

Để mô tả chuyển động của một vật, chiếc ca nô như hình dưới, người ta có thể sử dụng những cách nào?

BÀI 9:

ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. 1. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian
  2. Tìm quãng đường (vận tốc, thời gian) từ đồ thị
  3. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

Chuyển động thẳng là một chuyển động theo một đường thẳng có hướng và thẳng mãi trong mọi điểm thời gian. Các chuyển động thẳng với vận tốc không đổi gọi là chuyển động thẳng đều.

Có nhiều cách khác nhau để mô tả chuyển động của một vật, trong đó có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.

  • Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường

Căn cứ vào các thông tin trong bảng 9.1 chúng ta có thể biết:

+ Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6h00 sáng

+ Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30km.

  • Dựa vào bảng số liệu 9.1 trả lời các câu hỏi phần hoạt động trong mục 1 SGK
  1. a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.
  2. b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.
  3. c) Dự đoán vào lúc 9h00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km. 

Cho biết tốc độ của ca nô không đổi.

Câu trả lời :

  1. a) Thời gian để ca nô đi quãng đường 60 km là:

8h00 – 6h00 = 2h00

  1. b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km:
  2. c) Vào lúc 9h00, ca nô đã chuyển động trong thời gian là:

9h00 – 6h00 = 3h00

Vì tốc độ của ca nô không đổi:

v = 30 km//h

Quãng đường ca nô đi được sau 3h00 là :

S = v.t = 3. 30 = 90 km

Vậy vào lúc 9h00, ca nô cách bến 90 km

Cách 2: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian

  • Nêu nhận xét về đường nối các điểm O, A, B, C, D trên hình 9.2 (thẳng hay cong, nghiêng hay nằm ngang).
  • Câu trả lời: Hình 9.2 cho thấy, đường nối các điểm O, A, B, C, D là một đường thẳng nằm nghiêng hướng lên, đi qua gốc tọa độ O.

LUYỆN TẬP

Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người này.  

Các thao tác vẽ đồ thị:

  • Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O, gọi là hai trục tọa độ.
  • Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp.
  • Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp.
  • Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng.
  • Bước 3: Nối các điểm đã vẽ ở bước 2 lại với nhau ta có đồ thị quãng đường – thời gian.
  • Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới:

KẾT LUẬN

Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang?

Câu trả lời:

  1. VẬN DỤNG ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN
  • Tìm quãng đường ( hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật ) từ đồ thị.
  • Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s).
  • Tìm tốc độ v từ đồ thị

- Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng

- Tính tốc độ của ca nô bằng công thức

Từ đồ thị ở Hình 9.3, hãy nêu cách tìm:

  1. a) Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km.
  2. b) Tốc độ của ca nô.

Câu trả lời:

  1. a) Cách tìm thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km:

- Chọn điểm ứng với s = 60 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ một đường nằm ngang cắt đồ thị tại một điểm C.

- Từ C, vẽ một đường thẳng đứng cắt trục Ot, ta được t = 2,0 h.

  1. b) Cách xác định tốc độ của ca nô:

- Từ đồ thị, xác định được ca nô đi quãng đường s = 30 km trong thời gian t = 1,0 h.

  • Tính tốc độ của ca nô bằng công thức: 

Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường - thời gian có ưu điểm gì?

Câu trả lời:

Mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường thời gian có ưu điểm là:

  • Có thể tìm được quãng đường vật đi, thời gian chuyển động của vật một cách nhanh chóng.
  • Biết được vật đang chuyển động hay đứng yên.
  • Gián tiếp xác định được tốc độ chuyển động của vật.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 9: Đồ thị quãng đường – thời gian

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 9: Đồ thị quãng đường – thời, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 9: Đồ thị quãng đường – thời

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay