Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (3 tiết). Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Câu hỏi tình huống: Khi cây trồng trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ?
Hình ảnh (1.Khởi động)
Trả lời: Cây cần quang hợp → trồng cây gần cửa sổ → đảm bảo ánh sáng
III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC
Hoạt động nhóm: Quan sát hình 35.1 và bảng 35.1 để trả lời câu hỏi:
C1. Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:
Hình ảnh (2.Hình 35.1)
C2. Từ bảng 35.1, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng của tán cây lan hồ điệp.
Bảng 35.1
Công thức thí nghiệm |
Sau 6 tháng |
|||
Tỉ lệ sống (%) |
Số lá (lá/cây) |
Dài lá (cm) |
Rộng lá (cm) |
|
CT1: 18- 24 |
85,3 |
3,1 |
8,6 |
3,5 |
CT2: 25 - 31 |
96,4 |
3,5 |
10,2 |
4,5 |
CT3: 32 - 35 |
73,1 |
2,5 |
8,2 |
2,8 |
Trả lời
C1. Quan sát hình, ta nhận thấy :
à Nhiệt độ → sinh trưởng của động vật, giới hạn nhiệt độ khác nhau. Ngoài ngưỡng nhiệt độ, sinh trưởng, phát triển của cá rô phi sẽ bị ức chế.
C2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây lan hồ điệp:
Tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá |
25 - 31 |
18 - 24 |
32 - 35 |
sinh trưởng mạnh mẽ nhất |
sinh trưởng ổn định |
sinh trưởng kém |
Câu hỏi mở rộng: Hãy liệt kê một số sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở học tập.
Điều kiện khí hậu |
Ví dụ |
Thực vật vùng lạnh |
|
Thực vật vùng nóng |
|
Động vật vùng lạnh |
|
Động vật vùng nóng |
|
Trả lời
Điều kiện khí hậu |
Ví dụ |
Thực vật vùng lạnh |
Bắp cải, su hào, dâu tây, súp lơ,… |
Thực vật vùng nóng |
Nhãn, vải, mít, ổi,… |
Động vật vùng lạnh |
Hải cẩu, chim cánh cụt,… |
Động vật vùng nóng |
Lừa, ngựa,.. |
Hoạt động nhóm: Quan sát hình 35.2 và 35.3 để trả lời câu hỏi:
Hình ảnh (3.Hình 35.2; 4.Hình 35.3)
C3. Quan sát Hình 35.2, cho biết ý nghĩa của sự phân tầng thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật.
C4. Một số động vật như chó, mèo hay hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường nằm dài sưởi nắng. Việc đó có lợi cho sự phát triển của chúng như thế nào?
Trả lời
C3. Ý nghĩa của sự phân tầng thực vật trong rừng mưa nhiệt đới:
- Đáp ứng nhu cầu ánh sáng giữa các loài thực vật.
+ Loài ưa sáng: ở tầng tán rừng và tầng vượt tán.
+ Loài ưa tối: ở tầng dưới tán và tầng thảm xanh.
à Đảm bảo sinh vật tận dụng nguồn sống (ánh sáng, thức ăn,…) tối ưu nhất
C4. Sưởi nắng ban ngày → chó, mèo tăng hấp thụ vitamin D → phát triển xương.
Hoạt động luyện tập: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Tại sao khi trồng các cây ngày dài ở miền Bắc vào mùa đông thường cho năng suất thấp hơn khi trồng ở miền Nam của Việt Nam?
Trả lời: Cây ngày dài thích nghi với điều kiện nhiều ánh sáng nên:
- Mùa đông (miền Bắc): nhanh tối → năng suất thấp hơn miền Nam.
- Mùa đông (miền Nam): thời gian chiếu sáng của Mặt Trời dài hơn miền Bắc.
Câu hỏi mở rộng: Vì sao việc tắm nắng vào sáng sớm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
Trả lời: Tắm nắng sáng sớm lợi sinh trưởng, phát triển của trẻ nhỏ vì: ánh nắng sáng sớm ít gây hại cho da trẻ, tăng vitamin D → phát triển xương.
Hoạt động nhóm (Kĩ thuật think – pair – share): Quan sát hình 35.4 – 35.6, suy nghĩ câu trả lời, sau đó ghép cặp, chốt câu trả lời:
C5. Quan sát Hình 35.4 đến 35.6, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước?
Hình ảnh (5.Hình 35.4; 6.Hình 35.5; 7.Hình 35.6)
C6. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật
Trả lời
C5. Khi thiếu nước, cả thực vật, động vật và con người không thể thực hiện hoạt động sống bình thường → cây bị héo, hạt đậu không nảy mầm, con người mệt mỏi, sốt, ... → sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
C6. Trồng hai cây đậu trong hai cốc thủy tinh:
Kết quả (sau vài ngày) |
Cốc tưới nước hằng ngày |
Cốc không tưới nước |
Cây xanh tốt, phát triển bình thường |
Cây bị héo, kém phát triển |
Hoạt động nhóm: Quan sát hình 35.7 – 35.10 và trả lời câu hỏi:
C7. Quan sát Hình 35.7,35.8,35.9, cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng.
Hình ảnh (8.Hình 35.7; 9.Hình 35.8; 10.Hình 35.9)
C8. Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của em bé trong Hình 35.10 như thế nào?
Hình ảnh (11.Hình 35.10)
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến