Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 20: Từ trường trái đất – sử dụng la bàn

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 20: Từ trường trái đất – sử dụng la bàn. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 20. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT – SỬ DỤNG LA BÀN

 

  1. KHỞI ĐỘNG

Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ theo hướng bắc – nam?

HÌNH ẢNH

 

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Từ trường của Trái Đất
  3. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
  4. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

 

III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC

  1. Từ trường của Trái Đất

Em hãy đọc thông tin SGK trang 98

HÌNH 20.1; 20.2

Em hãy xem video về một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất

(link: https://www.youtube.com/watch?v=vnLL5jnZw1c (0.00 – 1.15s))

Em hãy quan sát hình ảnh 20.3 và trả lời Câu 1, 2 SSK trang 99

HÌNH 20.3

  1. Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam?
  2. Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu?

Đáp án

  1. Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam vì:
  • Bản thân Trái Đất là một "thanh nam châm khổng lồ".
  • Từ trường tồn tại ở mọi nên trên Trái Đất, do đó, kim nam châm sẽ chỉ hướng bắc – nam ở mọi nơi.
  1. Từ trường ở địa cực (màu đỏ) mạnh hơn từ trường ở vùng Xích đạo (màu xanh). Việt Nam nằm trong vùng từ trường vàng nên có từ trưởng ở mức trung bình.

Kết luận

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường

  1. Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí

Em hãy quan sát Hình 20.4 và trả lời Câu hỏi 3 SGK trang 99

HÌNH 20.4

  1. Quan sát Hình 20.4 trong SGK:
  2. a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
  3. b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

Đáp án

3.

  1. a) Điểm giống nhau giữa đường sức từ của Trái Đất và của một nam châm thẳng:

+ Đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sáng cực kia.

+ Hướng của đường sức từ tuân theo quy ước: vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc.

  1. b) Nhận xét:

+ Cực Nam địa từ và cực Bắc địa từ là nơi giao nhau của trục từ và bề mặt Trái Đất.

+ Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí là nơi giao nhau của trục quay và bề mặt Trái Đất

Lưu ý

Căn cứ vào chiều đường sức từ của Trái Đất, cực Bắc địa từ nằm ở Nam bản cầu, còn cực Nam địa từ nằm ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, ngay từ đầu người ta đã gọi cực từ ở Bắc bán cầu là cực Bắc địa từ và thói quen đó được sử dụng đến ngày nay.

Kết luận

Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

  1. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
  2. Tìm hiểu cấu tạo của la bàn

Em hãy quan sát Hình 20.5 và nêu cấu tạo của la bàn

HÌNH 20.5

Đáp án

Cấu tạo của la bàn:

+ Vỏ hộp: có mặt kính bảo vệ

+ Kim nam châm : có thể quay tự do trên một trục cố định

+ Mặt la bàn

  • Mặt số: có thể quay độc lập với kim nam châm
  • Vạch chia độ từ 00 đến 3600
  • Kí hiệu chỉ hướng

Bảng 20.1. Các kí hiệu trên mặt la bàn

Các kí hiệu trên la bàn

Hướng

N

Bắc

NE

Đông bắc

E

Đông

ES

Đông nam

S

Nam

SW

Tây nam

W

Tây

WN

Tây Bắc

  1. Xác định hướng địa lí của một đối tượng

Hoạt động nhóm: Sử dụng la bàn để xác định hướng của một đối tượng (toà nhà, cổng trường, hướng cửa ra vào, hướng bảng,…)

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 7 CTST bài 20: Từ trường trái đất – sử dụng la bàn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 20: Từ trường trái đất – sử, giáo án trình chiếu Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 20: Từ trường trái đất – sử

 

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay