Tải giáo án Powerpoint KHTN 8 KNTT Bài 2: Phản ứng hoá học

Tải bài giảng điện tử powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 2: Phản ứng hoá học. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Khi đốt cháy nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nên nào đã bị biến đổi thành chất mới?

BÀI 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Phản ứng hoá học

Năng lượng của phản ứng hoá học

  1. Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thực hành làm thí nghiệm về biến đổi vật lí, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi

  • Xác định giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong hình 2.1.
  • Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

Giá trị nhiệt độ ở Hình 2.1a là 0oC, 2.1b bằng nhiệt độ phòng (25oC) và 2.1c là 100oC

Trong quá trình chuyển thể, nước không bị biến đổi thành chất khác.

Kết luận

Quá trình chuyển thể của nước là một biến đổi vật lý, vậy biến đổi vật lí là gì?

Biến đổi vật lí là các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy, … các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.

  1. Thí nghiệm về biến đổi hoá học

Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:

Sau khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?

Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?

Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo ra hay không? Giải thích.

Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành hay không? Giải thích?

  1. Thí nghiệm về biến đổi hoá học

Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh

Hỗn hợp thu được có một phần bị nam châm hút, phần này là sắt.

Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng, để nguội không bị nam châm hút.

Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh có chất mới tạo thành, sản phẩm màu xám và không bị nam châm hút.

Sau khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, không có chất mới được tạo thành vì khi tách chất ra khỏi hỗn hợp lại thu được các chất ban đầu.

Quá trình phản ứng của sắt và lưu huỳnh dưới tác dụng của nhiệt độ là một biến đổi hóa học, vậy biến đổi hóa học là gì?

Biến đổi hóa học là các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân hủy chất, tổng hợp chất,… có sự tạo thành chất mới.

Bài tập

Câu hỏi (SGK tr.12). Lấy một ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học?

  • Quá trình xảy ra biến đổi vật lý: hòa tan đường, muối, băng / đá tan, cồn để trong lọ không kín bị bay hơi,..
  • Quá trình xảy ra sự biến đổi hóa học: đốt cháy cồn, sắt bị gỉ,…
  1. Phản ứng hoá học
  2. Khái niệm

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

  • Chất phản ứng / chất tham gia là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng.
  • Chất sản phẩm là chất mới được sinh ra.
  • Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ:

Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm

  • Trong quá trình phản ứng:

Lượng chất phản ứng

Lượng sản phẩm

Ví dụ: Iron + Sulfur → Iron (II) sulfide

Bài tập: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide.

  1. Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm?
  2. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Lời giải:

  1. Phương trình phản ứng dạng chữ của than cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide:

Carbon + Oxygen → Carbon dioxide

  • Chất phản ứng: carbon, oxygen
  • Sản phẩm: carbon dioxide
  1. Trong quá trình phản ứng, lượng carbon và oxygen giảm dần, lượng carbon dioxide tăng dần.
  2. Diễn biến phản ứng hoá học

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 8 KNTT Bài 2: Phản ứng hoá học

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án có đủ Lí + Hóa + sinh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

Nhận đủ cả năm ngay sau thanh toán

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Word: 500k/kì - 550k/cả năm
  • Powerpoint: 600k/kì - 700k/cả năm
  • Word  + Powerpoint: 800k/kì - 900k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 8 KNTT, giáo án điện tử khoa học tự nhiên 8 kết nối Bài 2: Phản ứng hoá học, giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 2: Phản ứng hoá học

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay