Tải giáo án Powerpoint KHTN 8 KNTT Bài 22: Mạch điện đơn giản

Tải bài giảng điện tử powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 22: Mạch điện đơn giản. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (như hình)

Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?

BÀI 22: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

Công dụng của cầu chì, câu dao tự động, rơle, chuông điện

01 MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA MẠCH ĐIỆN

Bảng 22.1 (SGK – tr91, 92)

THẢO LUẬN NHÓM

HOẠT ĐỘNG 1

Vẽ sơ đồ của mạch điện trong Hình 22.1

HOẠT ĐỘNG 2

Gọi tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện Hình 22.2.

HOẠT ĐỘNG 3

Mắc mạch điện gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. Tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. Nếu đèn không sáng, tìm nguyên nhân.

HOẠT ĐỘNG 4

Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ tiêu thụ điện tới cực âm của nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện ở Hình 22.3.

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện là

(1) – nguồn điện

(2) – công tắc mở

(3) – bóng đèn

(4) – điện trở

Hoạt động 3

Nếu đèn không sáng kiểm tra một vài yếu tố sau:

  • Kiểm tra xem pin còn điện hay hết

⇒ Nếu hết thì thay pin mới.

  • Kiểm tra bóng đèn còn dây tóc hay đứt

⇒ Nếu bóng hỏng thì thay bóng mới.

  • Kiểm tra các đoạn dây nối có chỗ nào bị hở không, các chốt cắm, mấu nối đã chặt chưa,….

⇒ Nếu chưa thì chỉnh lại cho mạch kín hoặc thay dây khác.

Hoạt động 4

KẾT LUẬN

Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện.

Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

02 CÔNG DỤNG CỦA CẦU CHÌ, CẦU DAO TỰ ĐỘNG, RƠLE, CHUÔNG ĐIỆN

C1. Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu chì không? Nếu có thì cầu chì mắc ở vị trí nào? Có công dụng gì?

C2. Trong mạng điện của gia đình có sử dụng cầu dao tự động không? Nó được đặt ở vị trí nào? Có công dụng gì?

C3. Trong gia đình em có thiết bị điện nào dùng rơle? Rơle trong các thiết bị đó có công dụng gì?

C4. Nhà em có lắp chuông điện không? Chuông điện thường được đặt ở vị trí nào trong nhà? Nó có công dụng gì?

TRẢ LỜI

Thiết bị điện

Công dụng

Vị trí lắp

Cầu chì

Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch điện không bị hỏng khi vì một lí do nào đó, dòng điện trong mạch đột ngột tăng quá mức.

Được mắc nối tiếp với các thiết bị điện

Cầu dao tự động

Cầu dao sẽ tự động ngắt mạch điện để các thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.

Được mắc ngay sau đầu vào của mạng điện lưới đưa vào từng hộ gia đình hoặc ở từng tầng của căn hộ.

Rơle

Điều khiển đóng, ngắt mạch điện.

Được lắp trong mạch điện của các thiết bị điện (tủ lạnh, tủ điện,...)

Chuông điện

Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua

thường được đặt ở cửa nhà.

TỔNG KẾT

  • Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện.
  • Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
  • Cầu chì, cầu dao tự động, rơle có tác dụng bảo vệ mạch điện, chuông điện có tác dụng phát tín hiệu bằng âm thanh.

Câu hỏi 1: Sơ đồ của mạch điện là gì?

  • Là ảnh chụp mạch điện thật
  • Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
  • Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
  • Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ

Câu hỏi 2: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?

  • Cầu chì
  • Bóng đèn
  • Nguồn điện
  • Công tắc

Câu hỏi 3: Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint KHTN 8 KNTT Bài 22: Mạch điện đơn giản

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án có đủ Lí + Hóa + sinh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

Nhận đủ cả năm ngay sau thanh toán

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Word: 500k/kì - 550k/cả năm
  • Powerpoint: 600k/kì - 700k/cả năm
  • Word  + Powerpoint: 800k/kì - 900k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 8 KNTT, giáo án điện tử khoa học tự nhiên 8 kết nối Bài 22: Mạch điện đơn giản, giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 22: Mạch điện đơn giản

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay