Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: nói và nghe - Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: nói và nghe - Kể lại một truyện ngụ ngôn. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

- Yêu cầu: Các em hãy dành 5 phút để tự rà soát nội dung bài nói, những chuẩn bị (tranh ảnh, đoạn phim) đã chuẩn bị ở nhà.

TÊN BÀI HỌC – NỘI DUNG BÀI HỌC

NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN

  1. Chuẩn bị bài nói
  2. Trình bày bài nói
  3. Trao đổi bài nói

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Chuẩn bị bài nói
  • Xác định mục đích kể chuyện và người nghe

- Yêu cầu: Kể chuyện ngụ ngôn trong một bối cảnh sinh hoạt cụ thể, gợi cho người nghe suy nghĩ về bài học cuộc sống mà câu chuyện gửi gắm.

à Trả lời:

+ Mục đích kể chuyện: nhằm rút ra bài học phù hợp với tình huống đời sống, đồng thời tạo được không khí vui vẻ trong một buổi sinh hoạt cụ thể.

+ Người nghe: thầy cô, bạn bè, những người muốn được nghe và chia sẻ cảm nhận về câu chuyện.

  • Các bước chuẩn bị:

* Định hướng lựa chọn truyện để kể:

- Gợi ý:

+ Thấy có con hổ hốt hoảng chạy va váo cây mà chết, anh chàng nọ ôm cây chờ đợi hàng giờ để hòng nhặt được con thỏ khác tương tự (Ôm cây đợi thỏ) (File ảnh 1)

+ Mấy ông thầy bói sờ vào từng bộ phận con voi, dựa vào đó mà “phán như thánh” về con voi (Thầy bói xem voi). (file ảnh 2)

- Lưu ý:

+ Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu.

+ Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa.

+ Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.

* Tập luyện:

- Chú ý:

+ Cách vào truyện, triển khai, kết thúc.

+ Biết cách chọn các từ ngữ phù hợp với yêu cầu kể một câu chuyện chứa đựng bài học đạo lí.

  1. Trình bày bài nói

* Yêu cầu khi trình bày bài nói:

à Trả lời:

- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

- Triển khai:

+ Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động.

+ Luôn tương tác với người nghe một cách tự nhiên (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ,…)

+ Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải học thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng khôn được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện.

* Yêu cầu:

- Các em có thể kể khoảng 4 đến 5 truyện, cả truyện Việt Nam và của cả nước ngoài.

- Người kể chuyện đứng ở vị trí bao quát toàn bộ lớp học, không cần giới thiệu dài dòng, người kể có thể bắt đầu ngay câu chuyện, kể linh hoạt.

- Cốt truyện, nhân vật, tình huống rõ ràng, kết thúc bất ngờ. Có thể kể xong rồi mới giới thiệu tên truyện, xuất sứ.

  1. Trao đổi về bài nói

* Trao đổi về bài nói theo phiếu nhận xét sau:

Các nội dung nhận xét

Các yêu cu

Không

Nội dung bài nói

Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

 

 

Kể lại truyện ngụ ngôn bằng lời kể sinh động.

 

 

Nêu ý nghĩa của câu chuyện

 

 

Hình thức trình bày

Giọng điệu linh hoạt để phân biệt lời kể và lời nhân vật

 

 

Dùng biện pháp nói quá để phóng đại, tô đậm một nét tính cách, một hành động nào đó của nhân vật

 

 

Sáng tạo trong lời kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản cốt truyện.

 

 

Nét mặt, cử chỉ, điêu bộ sinh động

 

 

Tương tác với người nghe phù hợp, tự nhiên.

 

 

* Trao đổi về góp ý của người nghe:

  • Từng truyện được chọn để kể có thực sự là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa gần gũi với cuộc sống hiện nay không? Qua mối chuyện em rút ra được bài học gì?
  • Truyện kể có chung thành với truyện gốc trong các tập sách không? Lời kể có hấp dẫn không?
  • Người kể đã biết kết hợp giữa lời kể với ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ,… chưa?Người nghe đã tương tác như thế nào với người kể?
  • Điều gì trong phần trình bày của bạn khiến em yêu thích hay có ấn tượng nhất?
  • Em học tập được gì qua phần trình bày của bạn?

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

* Yêu cầu: Các em hãy chữa lại bài viết theo góp ý, nhận xét của cô/thầy và các nhóm.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

* Câu hỏi: Các em hãy rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hệ thống lại kiến thức đã học
  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Xem trước nội dung bài Củng cố, mở rộng và thực hành đọc

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: nói và nghe - Kể lại một truyện ngụ ngôn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: nói và nghe - Kể lại một, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: nói và nghe - Kể lại một

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay