Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ nói quá

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài: thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ nói quá. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

- Yêu cầu: Các em hãy lắng nghe đoạn đầu của bài hát “Những cô gái quan họ” (Nhạc sĩ Phó Đức Phương) sau đây và chú ý vào câu đầu tiên của bài hát: Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca:

https://www.youtube.com/watch?v=_oZ2yGJux_M&t=29s

TÊN BÀI HỌC – NỘI DUNG BÀI HỌC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ

  1. Lí thuyết
    1. Khái niệm, đặc điểm
    2. Tác dụng
    3. Luyện tập
  2. Bài tập 1
  3. Bài tập 2
  4. Bài tập 3

III. Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Yêu cầu: Làm việc theo nhóm: Mỗi dãy hãy đọc lại những vấn đề trọng tâm của biện pháp tu từ nói quá được trình bày ở khung Nhận biết trong phần Thực hành tiếng Việt của SGK trang 13, 14.

  1. Khái niệm, đặc điểm
  • Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá.
  • Các em hãy thảo luận, phân tích để nhận diện đối tượng, so sánh tính chất, đặc điểm, quy mô thực của đối tượng với hình ảnh được thể hiện trong các ví dụ sau:
  1. Ông ấy gan to tày bể.
  2. Tôi nghĩ nát óc mà không nghĩ ra bài toán này.
  • Khái quát, nêu cách hiểu về biện pháp tu từ nói quá.

à Trả lời:

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng sự vật, hiện tượng được nói đến.

- Ví dụ:

  1. Ông ấy gan to tày bể: Sự thực là “ông ấy” rất gan dạ. Nhưng đưa hình ảnh “bể” (biển) ra để so sánh với sự gan dạ đó thì sự so sánh ấy hoàn toàn là có tính chất phóng đai.
  2. Tôi nghĩ nát óc mà không nghĩ ra bài toán này: “nát óc” ở đây chỉ là cách nói quá, trong khi thực tế có thể chỉ là nghĩ căng thẳng đến mức đau đầu.
    1. Tác dụng
  • Nhóm 2: Tìm hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá (file ảnh 1, 2)
  • Nhận xét về cách diễn đạt thông thường để thấy ấn tượng khác biệt mà biện pháp tu từ nói quá đem lại trong các ví dụ sau:
  1. Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
  2. Cày đồng vào buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng đồng.

à Trả lời:

- Biện pháp tu từ nói quá có tác dụng gây án tượng đặc biệt, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười. 

- Ví dụ:

  1. Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm è Phóng đại về mức độ của sự việc nhằm nhấn mạnh vai trò, niềm tin vào sức lao động của con người, tăng sức biểu cảm.
  2. Cày đồng vào buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng đồng: “thánh thót như mưa” è Phóng đại mức độ của sự việc nhắm nhấn mạnh sự lao động vất vả cực nhọc của người nông dân, tăng sức gọi hình.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Luyện tập
  2. Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
  3. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
  4. Ngày vui ngắn chẳng đầy gang
  5. Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

* Yêu cầu: Làm việc cặp đôi: Hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu tục ngữ

Biện pháp nói quá

Tác dụng

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối

 

 

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

 

 

c. Thuận vợ thuận chồng tát nước bể đông cũng cạn

 

 

à Trả lời:

Câu tục ngữ

Biện pháp nói quá

Tác dụng

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức đấy.

Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp.

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn gọn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu.

Để tạo ấn tượng

c. Thuận vợ thuận chồng tát nước bể đông cũng cạn

Tát nước bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hòa thuận với nhâu thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí.

Phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng cúa sự hòa thuận vợ chồng.

 

 

  1. Bài tập 2: Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá
  2. Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
  3. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà
  4. Sầu đọng càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
  5. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

* Yêu cầu: Các em hãy tranh luận:

- Tự phân chia đúng các trường hợp vào hai loại.

- Đọc lại, suy nghĩ để rút ra sự khác nhau giữa nói khoác và biện pháp tu từ nói quá.

à Gợi ý: Em nghi ngờ tính chân thực của những trường hợp nào? Trường hợp nào em biết thực tế có thể không diễn ra như vậy, nhưng em không có nhu cầu xem xét tính hợp lí của nó, mà chỉ quan tâm đến ân tượng mà cách nói đó gợi lên?

à Trả lời:

- Câu b và câu d thuộc loại câu nói khoác

- Câu a và câu c là những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

  1. Bài tập 3: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các cụm từ có biện pháp tu từ nói quá sau đây:
  2. buồn nẫu ruột
  3. rụng rời chân tay
  4. cười vỡ bụng
  5. mệt đứt hơi

* Yêu cầu: Làm việc cá nhân

* Lưu ý:

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 KNTT bài: thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ nói quá

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Kết nối, giáo án điện tử Ngữ văn 7 KNTT bài: thực hành tiếng việt - Biện pháp, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 kết nối bài: thực hành tiếng việt - Biện pháp

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay