Ôn tập kiến thức địa lí 6 cánh diều bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Ôn tập kiến thức địa lí 6 cánh diều bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH

– Dạng địa hình: địa hình núi, thung lũng sông

– Độ cao lớn nhất: 1 900 m

– Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1 600 m.

– Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 – 1 000 m

– Hướng nghiêng của địa hình: hướng tây bắc – đông nam.

2. ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH

- Lát cắt A – B có hướng tây bắc đông nam

- Điểm cao nhất của lát cắt là 1 900 m, điểm thấp nhất là 900 m

3. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG LA BÀN

- Xác định phương hướng trên la bàn:

N (Bắc), S (Nam), W (Tây), E (Đông), NE (Đông Bắc), SE (Đông Nam), NW (Tây Bắc), SW (Tây Nam) 

- Cách xác định:

+ Nếu dùng la bàn cầm tay, cần đợi khi kim la bàn ngừng dao động rồi mới xác định hướng bắc. Hướng ngắm của la bàn (đối với loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ một đường tưởng tượng từ tâm la bàn đến một điểm chuẩn (vật chuẩn) cho hướng chính xác từ chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so với hướng bắc.

+ Dùng la bàn trong điện thoại: Khi mới bật la bàn lên, cần xoay chiếc điện thoại một vòng để la bàn chỉ chính xác phương hướng. Sau đó,  hãy đặt cho cạnh dài của điện thoại theo đường tưởng tượng nối đến vật đó. Số độ ở màn hình điện thoại cho biết phương hướng chính xác.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức địa lí 6 cánh diều bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản, Ôn tập kiến thức địa lí 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net