Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại: Lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có đất phù sa màu mỡ. Những nhà nước đầu tiên ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, hạ lưu Trường Giang.

- Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Tích cực: 

∙ Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc

∙ Vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.

+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.

2. QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT VÀ SỰ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN DƯỚI THỜI TẦN THỦY HOÀNG

- Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rất nhiều. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là do quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại.

- Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi, phân hoá sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện.

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân bằng nộp tô ngày càng chiếm địa vị thống trị. Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc.

- Nhà Tần đã không tồn tại lâu dài như tham vọng của Tần Thuỷ Hoàng. Sau 15 năm tồn tại (221 TCN - 206 TCN), nhà Tần sụp đổ.

3. TRUNG QUỐC TỪ NHÀ HÁN ĐẾN NHÀ TÙY

- Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc trải qua các thời kỉ và các triều đại phong kiến nối tiếp nhau.

- Đặc điểm nổi bật của thời kì này: Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ chia rẽ. Các triều đại phong kiến liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

4. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC

- Thành tựu về tư tưởng:

+ Nhiều học thuyết tư tưởng chính trị  và triết học. Nổi bật nhất là bốn phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

+ Khổng Tử là người có học vấn uyên bác, trong quá trình dạy học, ông luôn đặt đạo đức lên hàng đầu.

- Thành tựu về chữ viết:

+ Chữ được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau khắc trên chuông, đỉnh đồng (kim văn).

+ Phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc.

- Thành tựu về văn học, sử học:

+ Văn học: Kinh Thi là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu. Thời Chiến Quốc, thành tựu văn học nổi bật là Sở tử, trong đó, tiêu biểu nhất là các sáng tác của Khuất Nguyên như: Li tao, Cửu ca, Thiên vấn,...

+ Sử học: sử kí của Tự Mã Thiên là tác phẩm sử học tiêu biểu nhất, ngoài ra còn có tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ.

- Thành tựu về y học, kĩ thuật, kiến trúc:

+ Y học: dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.

+ Kĩ thuật: làm giấy, la bàn, kĩ thuật in.

+ Kiến trúc: Vạn lí trường thành được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII, Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net