Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại hong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam thời bắc thuộc

Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại hong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam thời bắc thuộc. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

Chính sách cai trị về chính trị

- Tổ chức chính quyền của người Việt dưới thời nhà Hán và nhà Đường được thể hiện:

+ Các đơn vị hành chính thuộc Hán

+ Các đơn hành chính thuộc Đường

- Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc được thể hiện:

+ Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo pháp luật hà khắc của họ. Tuy nhiên, đứng đầu các làng xã vẫn là hào trưởng người Việt

+ Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, thành Đại La (Hà Nội),... Bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

- Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích:

+ Kiểm soát nước ta ngày càng chặt chẽ

+ Thực hiện âm mưu sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc

+ Xóa bỏ quốc gia, dân tộc Việt

Chính sách bóc lột về kinh tế

- Sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.

Chính sách cai trị về văn hóa

- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, mở trường lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán, tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt. 

- Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.

2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TRONG THỜI

Những chuyển biến về kinh tế

- Những chuyển biến về kinh tế của người Việt trong thời Bắc thuộc:

+ Trồng trọt, chăn nuôi và nhất là trồng lúa vẫn là những hoạt động kinh tế chính.

+ Cách thức canh tác trong nông nghiệp có những chuyển biến mới: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sử dụng sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành.

+ Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc,...) tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Đồng thời, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía, làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối, làm thuỷ tinh,...

Những chuyển biến về văn hóa, xã hội

- Thay cho quý tộc Việt là quan lại đô hộ của Trung Quốc, tầng lớp trên của xã hội như lạc tướng, lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế, giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.

- Nông dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại hong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam thời bắc thuộc, Ôn tập kiến thức lịch sử 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Cánh Diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com