[toc:ul]
- Khí quyển là lớp không khí bao bọc quanh Trái Đất, được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.
- Các tầng khí quyển:
Đặc điểm | Tầng đối lưu | Tầng bình lưu |
Độ cao | Từ 0 km đến 16 km. | Từ 16 km đến khoảng 51 -55 km. |
Đặc điểm | Tập trung 80 % khối lượng khí quyển, 90 %, hơi nước trong khí quyển Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (trung bình 0,6 °C/100 m). Không khí bị xáo trộn mạnh và thường xuyên - Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp.... | - Không khí khô và chuyển động theo chiều ngang - Nhiệt độ tăng dần theo độ cao, - Có lớp ô-zôn bảo vệ sự sống trên Trái Đất. |
Ảnh hưởng đến tự nhiên và con người | Có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến đời sống con người và sinh vật. | Lớp ô-zôn có tác dụng ngăn cần những tia bức xạ mặt trời có hại cho con người và sinh vật trên Trái Đất. |
Thành phần của không khí :
+ Khí Nitơ chiếm 78%.
+ Khí ô xi chiếm 21%.
+ Hơi nước và các khí khác : 1%.
Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
- Không khí ở mặt dưới tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc đã hình thành các khối khí.
- Phân loại:
+ Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh:
Khối khí xích đạo: nóng, ẩm
Khối khí nhiệt đới: nóng, khô
Khối khí ôn đới lạnh: lạnh
Khối khí cực: lạnh, khô
+ Dựa vào nhiệt độ:
Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Dựa vào bề mặt tiếp xúc:
Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô.
a. Khí áp
- Khí áp là sức nén của khôg khí lên bề mặt trái đất.
- Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế.
- Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực
b. Gió
-Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
-Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa 2 vùng tạo ra.
- Có 3 loại gió thổi thường xuyên: Tín Phong, Tây ôn đới, Đông cực