Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 3: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 3: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới . Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. KHÁM PHÁ CÁCH THIẾT LẬP VÀ MỞ RỘNG QUAN HỆ BẠN BÈ

- Một số cách làm quen và mở rộng quan hệ bạn bè:

+ Chủ động giới thiệu bản thân mình và hỏi tên bạn

+ Khen một món đồ của bạn

+ Khẳng định trông bạn quen và hình như đã gặp ở đâu đó

+ Rủ bạn cùng tham gia một trò chơi hoặc một môn thể thao

+ Hỏi bạn về một bộ phim nổi tiếng gần đây

+ Tìm hiểu sở thích và cùng nhau thực hiện

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU CÁC CÁCH THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ

- Hình thức trao đổi với thầy cô:

+ Gặp trực tiếp

+ Gọi điện

+ Nhắn tin

+ Gửi thư điện tử

- Cách thức giao tiếp : chào hỏi lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần

- Thời điểm: đầu giờ, giờ tan học, giờ nghỉ trưa, buổi tối,...

HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU CÁCH CÁCH GIẢI QUYẾT TRONG MỐI QUAN HỆ BẠN BÈ

- Các bước giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè:

+ Bước 1 : xác định vấn đề cần giải quyết

+ Bước 2 : xác định nguyên nhân và hệ quả của vấn đề

+ Bước 3 : Lựa chọn và thực hiện phương pháp cho vấn đề

+ Bước 4 : Đánh giá hiệu quả phương pháp

=> Trong thực tế, chúng ta thấy 4 bước này lướt qua rất nhanh nên thường không để ý. Việc luôn tư duy đây đủ sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề chắc chắn và đúng hướng.

HOẠT ĐỘNG 4. GIỮ GÌN MỐI QUAN HỆ BẠN BÈ, THẦY CÔ

1. Tổ chức trò chơi: “Làm theo lời bài hát”

2. Khảo sát các cách giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô

- Tự giới thiệu về bản thân

- Cùng tìm hiểu sở thích của nhau

- Cùng nhau đọc chuyện, chơi trò chơi,..

HOẠT ĐỘNG 5. PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TẠO THIỆN CẢM TRONG GIAO TIẾP

- Việc người nghe lắng nghe tốt đã tạo sự thiện cảm trong giao tiếp, người nói có ấn tượng tốt về người nghe này. Điều đó góp phần tạo quan hệ tốt đẹp.

 

Lượt 1

Lượt 2

Lượt 3

Phân vai

- Số 1 là người nghe

- Số 2 là người kể chuyện

- Số 3 là người quan sát

- Số 1 là người quan sát

- Số 2 là người nghe

- Số 3 là người kể chuyện

- Số 1 là người kể chuyện

- Số 2 là người quan sát

- Số 3 là người nghe

Người kể chuyện

Kể về một niềm vui, một kỉ niệm đáng nhớ

Kể về nỗi sợ hãi của bản thân

Kể về kế hoạch nghỉ hè, nghỉ tết

Người nghe

Người nghe thể hiện sự không chú tâm, lơ đãng, làm việc riêng, không để ý đến câu chuyện của người nói

Người nghe thể hiện nghe nhưng cứ nge được một câu thì đã đưa ra lời khuyên hoặc phủ nhận ý kiến của người nói, can thiệp quá nhiều vài quá trình người nói trình bày

Người nghe thể hiện lắng nghe chuẩn mực; ánh mắt chú tâm vào người nói, gương mặt biểu cảm theo người nói, gật đầu đồng ý; thỉnh thoảng hỏi thêm hoặc nói câu cảm thán thể hiện sự đồng cảm thấu hiểu.

Người quan sát

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấy hai bạn nói chuyện

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấu hai bạn nói chuyện

Quan sát thái độ người nghe và người nói. Đưa ra suy nghĩ của bản thân khi thấy hai bạn nói chuyện

Thời gian

2 phút

2 phút

2 phút

HOẠT ĐỘNG 6. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG XẢY RA TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA EM Ở TRƯỜNG

1. Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ của em ở trường

- Đùa dai

- Bị bắt nạt

- Ngại giao tiếp

- Thất hứa với bạn

- Dễ nổi cáu với bạn

- Hay giận dỗi với bạn

- Bất đồng ý kiến,…

HOẠT ĐỘNG 7. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG NẢY SINH TRONG MỐI QUAN HỆ BẠN BÈ

- Tình huống 1: 

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: Em bị bạn N trêu trọc và làm trò cười cho các bạn khác

+ Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề: Bạn N thường trêu trong một bạn nào đó và làm cho mọi người cười. Dẫn đến, em và các bạn trong lớp đều bị trêu trọc

+ Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề: Nói rõ với bạn N rằng mình không thích điều đó. Không hùa với N để trêu các bạn khác. Nói với các bạn trong lớp không nên cười khi N trêu trọc ai đó

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp:  em và các bạn không còn cười khi bạn N trêu trọc người khác. Bạn N bỏ thú vui trêu đùa người khác

- Tình huống 2:

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: bạn A chưa hòa nhập được với các bạn trong lớp

+ Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề: có thể bạn ngại giao tiếp hoặc bạn đang có chuyện buồn. Nếu kéo dài bạn sẽ không biết chia sẻ cùng ai, không tìm được sự đồng cảm hay niềm vui với bạn bè

+ Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề: Chủ động bắt chuyện với bạn, nói về cuốn truyện đang được yêu thích, bộ phim hay hoặc những điều thú vị khác; chú ý đồ dùng của bạn và khen khi thấy đẹp; dần dần hỏi thăm về gia đình và tâm sự với bạn nhiều hơn.  Nhờ cô giáo giao việc để bạn tiếp xúc nhiều hơn với các  bạn trong lớp; cùng các bạn trong lớp hỏi bài hoặc nhờ bạn hướng dẫn một hoạt động nào đó để bạn A. Tham gia giao tiếp nhiều hơn với các bạn

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp: em đã nói chuyện với bạn A, bạn A đã chơi cùng các bạn

- Tình huống 3:

+ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: M. nói những điều chưa đúng về em, em buồn khi nghe được điều đó

+ Bước 2: Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề:  Một bạn truyển tin cho em (bản thân em chưa được chứng kiến, thông tỉn này cần được kiểm chứng). Em lo lắng vì có người làm xấu hình ảnh của mình.  Em và M. sẽ dần xa lánh nhau, đánh mất tình bạn

+ Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề: Hỏi lại bạn truyền tin xem bạn M. nói những gì về em để kiểm chứng đó là “nói xấu” và xem những điểu M. nói là đúng hay chưa đúng.  Gặp trực tiếp bạn M, để nói chuyện thẳng thắn, hỏi bạn về những điều bạn chưa hài lòng ở em, Cả hai nói chuyện cho rõ rằng, vì rất có thể M. chưa hiểu rõ em, nhìn nhận ở góc độ khác. Dù kết quả buổi nói chuyện ra sao, em cũng thể hiện rõ thiện cảm và sự mong muốn M. sẽ góp ý trực tiếp với em, không nói qua người khác

+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả của biện pháp: Em và M. đã hiểu nhau hơn.  Em đã hết buồn và cảm thấy thoải mái hơn

HOẠT ĐỘNG 8. ỨNG XỬ ĐÚNG MỰC VỚI THẦY

- Hành vi ứng xử số 1: Đây là cách ứng xử không nên vì sẽ làm mất thời gian của tiết học do sự im lặng của em, gây sự chú ý không tốt của mọi người và làm không khí lớp học trở nên căng thẳng.

- Hành vi số 2: đây là cách ứng xử không nên vì làm mất thời gian của thầy cô và các bạn

- Hành vi số 3: đây là cách ứng xử hợp lí vì không làm mất thời gian của tiết học, lại giúp thầy cô biết em đang cần bổ sung phần kiến thức nào.

- Hành vi số 4: đây là cách ứng xử không nên vì nếu thật sự không biết câu trả lời em sẽ làm mất thời gian và công sức của thầy cô

HOẠT ĐỘNG 9. SƯU TẦM DANH NGÔN VỀ TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ

- "Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên."

- "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn."

- "Ước mơ bắt đầu với một người thầy tin ở bạn, người thầy ấy lôi kéo, xô đẩy bạn đến một vùng cao khác, và đôi khi thúc bạn là một cây gậy nhọn là “sự thực"."

HOẠT ĐỘNG 10. XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN GIAO TIẾP CỦA LỚP

HOẠT ĐỘNG 11. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 3: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 sách CTST, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 3: Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net