Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu . Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THIÊN TAI

- Lũ quét, 

- Sạt lở đất

 - Lũ lụt

- Hạn hán

- Bão

- Cháy rừng

- Xâm nhập mặn

- Động đất

- Núi lửa phun trào

- Nạn cát bay,…

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn. 

- Nguyên nhân : Biến đối khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người. 

+ Các yếu tố từ tự nhiên như: hoạt động của núi lửa, cháy rừng tự nhiên 

+ Hoạt động sống của con người đã can thiệp quá nhiều vào tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng trong tự nhiên như khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức, chặt phá rừng, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu quá mức, khí thải từ các phương tiện giao thông,…

- Tác động của BĐKH :

+ Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến môi trường sống: băng tan, trực nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán, bão, lũ lụt, giảm đa dạng sinh học, huỷ diệt hệ sinh thái, dịch bệnh, sạt lô, động đất, dịch bệnh,....

HOẠT ĐỘNG 3. TỰ BẢO VỆ KHI CÓ BÃO

1. Nhận diện dấu hiệu trời sắp mưa, bão qua ca dao, tục ngữ 

- Bầu trời quang đãng, không khí ơi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày

- Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.

- Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông – Nam.

2. Tìm hiểu các việc cần làm trước, trong và sau khi có bão

- Theo dõi tin bão trên truyền hình, đài báo.

- Kiểm tra những chỗ hư hỏng của nhà mình để kịp thời sửa chữa.

- Kiểm tra nguồn nước xem có bị hư hỏng không

HOẠT ĐỘNG 4. TỰ BẢO VỆ TRƯỚC LŨ LỤT

1. Nhận diện dấu hiệu có thể xảy ra lũ lụt và chia sẻ những việc cấn làm trước khi lũ lụt

- Nước sông, suối có màu đục

- Có tiếng động bất thường của đất đá,…

2. Chuẩn bị nhu yếu phẩm khi có nguy cơ lũ lụt

- Những nhu yếu phẩm cần chuẩn bị khi có nguy cơ lũ lụt: nước sạch, thực phẩm khô/ thực phẩm đóng hộp, đèn pi/ đèn tích điện và pin dự phòng, thuốc và túi cứu thương, áo mưa, ủng lội nước, điện thoại, đồ dùng vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, xà phòng,...), tiên mặt, quần áo,...

3. Hành động khi xảy ra lũ lụt và sau lũ lụt

- Tìm sự hỗ trợ của người lớn

- Di chuyển đến khu vực, vị trí ca o hơn.

- Mặc áo phao nếu có.

4. Thực hành mặc áo phao

HOẠT ĐỘNG 5. TỰ BẢO VỆ KHI SẠT LỞ ĐẤT

1. Khảo sát nhận diện dấu hiệu có nguy cơ sạt lở đất

- Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, nền, bức tường, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.

- Mặt đất xuất hiện vết nứt, hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới.

- Cây bị nghiêng hoặc di chuyển.

- Hàng rào, tường chắn, cột điện bị nghiêng hoặc di chuyển

2.  Hành động trước, trong và sau khi sạt lở đất

- Trước khi sạt lở: 

+ Tìm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất

+ Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện dấu hiệu sạt lở đất

- Trong khi sạt lở đất

+ Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

+ Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở.

+ Không đi lại gần cầu, cống khi nước đang lên; không vớt củi, bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục.

- Sau khi sạt lở

+ Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.

+ Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra

HOẠT ĐỘNG 6. PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU THIÊN TAI

1. Chia sẻ về các địch bệnh xảy ra sau thiên tai và cách phòng chống dịch bệnh sau thiên tai

- Chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh

- Ăn thức ăn nấu chín, đun nước sôi

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng

- Tiêu diệt loăng qoăng, diệt muỗi

- Thay rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước

- Khử trùng nước ăn uống avf sinh hoạt theo hướng dẫn của y tế

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế,….

2. Phòng chống dịch bệnh ở nước ta

HOẠT ĐỘNG 7. THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Thực hiện những việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu

STT

Việc làm

1

Khóa vòi nước khi không sử dụng

2

Vứt rác đúng nơi quy định và phân loại rác thải

3

Đi bằng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đến trường.

4

Khuyên bố mẹ, người thân sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

5

Mang theo túi vải khi đi siêu thị, đi chợ.

6

Sử dụng nắng lượng mặt trời.

7

Mua nước uống đóng chai nhựa.

8

Sử dụng bóng đèn sợi đốt.

9

Tắt các thiết bị điện trước khi đi ngủ và trước khi ra khỏi nhà, khỏi lớp.

10

Tận dụng thức ăn thừa cho vật nuôi.

11

Tăng cường sử dụng thực phẩm của địa phương.

12

Sử dụng điểu hoà nhiệt độ thường xuyên,

13

Khuyên bố mẹ, người thân không dùng nhiều phân bón hóa học

14

Trồng cây xanh

15

Hạn chế sử dụng nhựa, nilon

HOẠT ĐỘNG 8. LÀM TỜ RƠI

- Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè “ Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu”

HOẠT ĐỘNG 9. TỰ ĐÁNH GIÁ

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 sách CTST, giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 6 CTST chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com