Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 Cánh diều bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

- Tình hình đất nước dưới thời vua Gia Long:

+ Đất nước từng bước phát triển ổn định, khắc phục được phần nào hậu quả của chiến tranh và chia cắt đất nước.

+ Vua Gia Long đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. 

- Những khó khăn của đất nước cần tiếp tục được giải quyết: bộ máy nhà nước còn chưa hoàn thiện và thiếu tính thống nhất.

+ Ở trung ương: 

  • Nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.

  • Vua Gia Long mới cho phục hồi 4 tự: Thái thường tự, Hồng lô tự, Thái bộc tự, Quang lộc tự.

+ Ở địa phương: Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. 

  • Nhà nước thực tế chỉ trực tiếp quản lí được 7 trấn, dinh của miền Trung. 

  • Phần còn lại của đất nước là Bắc Thành và Gia Định Thành gián tiếp đặt dưới sự quản lí của tổng trấn.

+ Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất: 

  • Cấp hành chính địa phương là trấn, dinh (trấn chủ yếu ở Đàng Ngoài cũ, dinh ở Đàng Trong).

  • Một số địa phương còn duy trì cơ quan trung gian là phủ, tổng.

+ Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do võ quan nắm giữ.

→ Yêu cầu khách quan đặt ra: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế (1820), vua Minh Mạng đã thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước. 

2. NỘI DUNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH

 

Biện pháp cải cách

Trung ương

- Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện. 

+ Năm 1820, đổi Thị thư viện thành Văn thư phòng. 

+ Năm 1829, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương (chuyển, tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn).

+ Năm 1834, lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về vấn đề quân sự quan trọng. Đứng đầu là quan văn, võ do đích thân nhà vua lựa chọn. 

→ Nội các và Cơ mật viện là cơ quan tham mưu, tư vấn tối cao của hoàng đề về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự. 

- Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ, cải tổ cơ quan chuyên môn: Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện,…

- Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện, Lục Khoa. 

Địa phương

- Chia đất nước thành các tỉnh: 

+ 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. 

+ Đứng đầu là Tổng đốc (người phụ trách 2 tỉnh, trực tiếp cai trị 1 tỉnh), Tuần phủ (đứng đầu tỉnh còn lại, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc). 

- Vùng dân tộc thiểu số: 

+ Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

+ Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

+ Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp. 

- Cải tổ chế độ hồi tỵ: mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, bổ sung quy định mới nghiêm ngặt. 

3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA

- Kết quả:

+ Xây dựng được bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyển cao độ: vua nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội.

+ Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện hơn; thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chế; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Ý nghĩa:

+ Làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.

+ Để lại bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. 

+ Phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh trở thành di sản lớn nhất, có giá trị đến ngày nay.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX), Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CD bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net