Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 1: Ra-ma buộc tội

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 1: Ra-ma buộc tội. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

RA-MA BUỘC TỘI

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Sử thi Ra-ma-ya-na

 - Là một trong hai bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, văn học Ấn Độ.

- Hoàn cảnh ra đời: Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ - thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.

 2. Đoạn trích Ra-ma buộc tội

 - Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc Khúc thứ 6, Chương 79.

- Bố cục: 2 đoạn

+ Đoạn 1: (từ đâu đến "chịu đựng được lâu”): Lời buộc tội của Ra-ma

+ Đoạn 2: (phần còn lại) Lời đáp và hành động của Xi-ta.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Sự kiện và bối cảnh diễn ra truyện

- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện: Hoàng tử Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta xinh đẹp, kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma vì nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta ra sức thanh minh nhưng không làm lay chuyển Ra-ma, nàng đành bước lên giàn hỏa thiêu, nhờ thần lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.

- Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy: Vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bầu không khí nặng nề, trang nghiêm như một phiên tòa phán xử.

 2. Nhân vật Ra-ma

- Ra-ma trong tư cách kép: Một người chồng - một người anh hùng, một đức vua

- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng

* Tâm trạng Ra-ma qua các giai đoạn:

a. Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

- Khi đứng trước cộng đồng:

+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.

+ Tuyên dương công trạng những người giúp đỡ mình.

-> Lời lẽ rành mạch, tự hào.

- Khi đứng trước Xi-ta:

  • Lời nói:

+ Xưng hô: ta-phu nhân; cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách.

+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta”.

+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”.

+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”.

-> Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn

  • Dáng vẻ, hành động;

  + Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”.

  + Ra-ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán, ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt->Thái độ đau đớn, xót xa.

-> Sự đối lập trong lời nói, dáng vẻ, hành động buộc Ra-ma phải chọn giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân.

b. Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”

=> Giữa tình yêu và danh dự, chàng đã chọn danh dự, một con người hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội.

3. Nhân vật Xi-ta

- Xita ngạc nhiên đến sững sờ trước sự tức giận, lời lẽ buộc tội của chồng

- Trái tim tan nát, nghẹn ngào nức nở mà thanh minh tấm lòng chung thuỷ của mình bằng những lời lẽ đầy sức mạnh, thấu tình, đạt lí.

+ Xi-ta phê phán, trách móc Ra-ma đã quá xem nàng là phụ nữ tám thường, không hiểu nàng.

+ Xi-ta phân biệt giữa số mệnh quyền lực của kẻ khác - quỷ Ra-va-na bắt cóc nàng và vòng kiểm soát của nàng-trái tim nàng luôn thuộc về Ra-ma.

- Xi-ta chọn hành động quyết liệt: lên giàn hỏa thiêu.

- Xi-ta cầu khẩn thân A-nhi chứng giám, lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh.

 => Phẩm chất cao quý của Xi-ta: người phụ nữ thủy chung, kiên trinh và bất khuất, dám bước qua mạng sống của mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm hạnh.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Truyện Ra-ma buộc tội thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của Ra-ma buộc tội và các vị thần khác.

2. Nghệ thuật

- Lời kể hấp dẫn.

- Sử dụng các chi tiết hoang đường, kì ảo thể hiện tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 1: Ra-ma buộc tội , ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com