Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

 THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Trần Quốc Vượng, 12/12/1934 - 8/8/2005, là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.

- Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại.

- Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật.

- Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật,...) và ngoài nước.

2. Tác phẩm

- Văn bản in trong tập Văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010.

- Ý nghĩa tên gọi:

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nghĩa là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ dưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

3. Đọc văn bản

- Thông tin chính được nêu bật từ nhan đề văn bản: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một “hằng số văn hóa” của đất nước Việt Nam.

- Hằng số văn hóa: yếu tố/ đặc điểm văn hóa có tính ổn định, tiêu biểu.

- Đề tài: văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa được làm rõ qua các phương diện:

- Phần (1): địa lí và lịch sử (sự kết hợp văn hoá dân gian và văn hóa cung đình; văn hoá dân gian được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá”).

- Phần (2): con người - người Hà Nội (“vừa thượng võ”, “vừa văn hiến”; "đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước"; “làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”).

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Lịch sự hình thành văn hóa Hà Nội

- Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

- Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

-> Hà Nội trải qua quá trình phát triển lâu dài nên có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc.

2. Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

- Tác giả đã sử dụng các thông tin về văn hóa, văn học như:

- Văn hoá (làng nghề, ẩm thực, chợ): “mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô cùng với phố phường thù công nội đô, giao lưu với nhau ờ bốn chợ chính trước bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc”.

- Văn học (ca dao): “Gắng công kén được cốm Vòng / Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui; Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh.”.

- Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương => thông minh, tài hoa

- Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

- Có điều kiện thuận lợi đề giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.

=> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Văn bản cung cấp thông tin một cách khách quan cho người đọc về văn hóa Hà Nội ở nhiều phương diện như nguồn gốc hình thành qua các triều đại, sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, rồi nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Chủ đề: Văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một hằng số tuyệt vời của văn hoá Việt Nam: vừa thượng võ, vừa văn hiến; đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.

- Thể hiện cái nhìn và tình cảm trân trọng ngưỡng mộ của tác giả đối với những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

2. Nội dung

- Văn bản được viết theo hình thức của một văn bản thông tin với bố cục rõ ràng, hợp lý.

- Văn bản sử dụng nhiều ngừ liệu văn học dân gian, trích dẫn trong ngoặc kép các câu ca dao; sử dụng các chú thích trong ngoặc đơn để giải thích và cung cấp thêm thông tin; nhiều địa danh, tên riêng gắn với lịch sử, văn hoá Hà Nội.

- Ngôn từ mạch lạc, phù hợp với văn bản thông tin.

- Thông tin trong bài viết kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý,...

- Bài viết kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và tự sự, nghị luận.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net