[toc:ul]
- Thói quen: những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại thành thói quen.
- Có những thói quen tốt, quan niệm đúng cần giữ gìn, phát huy. Thói quen xấu, quan niệm lạc cần phải thay đổi, từ bỏ.
- Quan niệm là những cách hiểu, nhận thức… đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng dặn, tích cực.
a. Trả lời câu hỏi
- Người viết thuyết phục bố mình thay đổi thói quen nghiện hút thuốc lá.
- Những lí do và bằng chứng người viết đưa ra:
+ Hút thuốc lá có tác hại khủng khiếp.
+ Thuốc lá gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho XH:
- Phần kết: người viết thể hiện sự lo lắng, quan tâm đến sức khỏe của bố cũng như mọi người trong gia đình. Từ đó, đã động viên bố bỏ thuốc lá.
b. Các lưu ý khi viết bài luận:
- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).
- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.
- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là: số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tình huống mà bản thân em đã trải qua, các câu chuyện truyền tải thông điệp phù hợp với quan điểm của em, các trích dẫn phát biểu của những người có liên quan,...
- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.
Chọn một trong hai đề sau:
Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:
Đề 1: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.
Đề 2: Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm "Im lặng là vàng". Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.
Đề 1:
- Đối tượng cần thuyết phục: những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Mục đích: giúp những người này từ bỏ một thói quen không tốt.
- Nội dung: vấn đề thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Hình thức: viết bài văn nghị luận.
* Tìm ý: trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
* Lập dàn ý (hướng dẫn với đề 1)
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.
- Thân bài:
Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Ví dụ, có thẻ sắp xếp theo trật tự sau:
+ Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh và trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.
+ Những lí do để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:
+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
+ Làm thế nào để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh (ví dụ: hiểu tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, khi có bệnh cần đi khám bác sĩ, mua và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ,...)?
- Kết bài: Khẳng định lại: Mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh vì một cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn cho bản thân và cộng đóng.