Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Nói và nghe

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 4: Nói và nghe. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

NÓI VÀ NGHE

THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA

I. YÊU CẦU KHI THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA

- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá là trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới. Qua đó, có thể cung cấp thông tin về địa chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại.

- Để thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, các em cần chú ý:

+ Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.

+ Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình (Người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉ văn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự?).

+ Xác định những thông tin quan trọng mà em mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được về địa chỉ văn hoá ấy. Từ đó, nhấn mạnh những thông tin này trong lúc thuyết trình hoặc tìm kiếm các phương thức làm cho chúng trở nên nổi bật, gây ấn tượng với người nghe.

+ Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá.

+ Xác định thời lượng, cách nói cho từng phần của bài thuyết trình vì người nghe thường không muốn nghe một bài nói quá dài cũng như nghe một giọng điệu lặp đi lặp lại.

- Khi tiến hành thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, ngoài những điểm cần chuẩn bị nêu trên, cần lưu ý thêm các chi tiết sau:

+ Chọn trang phục phù hợp với vấn đề văn hóa được trình bày để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người nghe và giúp em tự tin hơn.

+ Sử dụng các động tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,.. một cách phù hợp và có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ BÀI NÓI

Bài tập: Chọn và thực hiện một trong các đề sau:

(1) Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hoá ở nơi em đang sống.

(2) Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận).

(3) Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long.

* Chuẩn bị

- Xác định yêu cầu của đề.

- Xem lại văn bản thuyết minh.

- Tìm đọc thêm các tài liệu về lễ hội hoặc di tích sẽ thảo luận.

* Tìm ý

* Lập dàn ý:

 + Mở đầu: Giới thiệu khái quát về lễ hội.

+ Nội dung chính:

  • Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội.
  •  Trình bày ý nghĩa của lễ hội đối với cuộc sống, con người.

+ Kết thúc: Khẳng định lại giá trị văn hóa chủ yếu của lễ hội/ di tích.

III. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

- Đại diện HS các nhóm thuyết trình.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Nói và nghe, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com