Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 1: Viết

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 Cánh diều bài 1: Viết. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề xã hội có thể bàn luận về một tư tưởng, đạo lí,... nhưng cũng có thể phát biểu, trao đổi về một hiện tượng có thực trong đời sống (con người, sự việc,...) hoặc một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 

- Vấn đề xã hội đưa ra bàn luận có thể là hiện tượng tích cực, cũng có thể là hiện tượng tiêu cực hoặc cả hai. 

-> Người viết cần thể hiện được quan điểm của mình, từ đó, phân tích, biểu dương cái tốt, cái đẹp và lên án, phê phán cái sai, vạch trần cái xấu, cái ác,...; nêu lên hướng khắc phục, giúp người đọc hiểu và làm theo cái đúng, có nhận thức và hành động tích cực,...

II. PHÂN TÍCH BÀI THĂM KHẢO

- Vấn đề bàn luận: đổ lỗi cho người khác.

- Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, các em cần chú ý:

+ Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn chứng của bài viết); xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài;...

+ Xác định các luận điểm, luận cứ trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu.

+ Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm; cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục - chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

+ Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân.

III. THỰC HÀNH VIẾT BÀI

Chọn một trong hai đề sau:

Chọn một trong hai đề văn sau để thực hành kĩ năng viết:

Đề 1: Suy nghĩ về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình.

Đề 2: Từ các đoạn trích được học "Hê-ra-clét đi tìm táo vàng" và "Chiến thắng Mtao Mxây", viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

* Tìm ý

* Lập dàn ý

- Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (vẻ đẹp của những con người vượt lên số phận của chính mình).

- Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt lên số phận tiêu biểu.

+ Giải thích thế nào là vượt lên số phận và khái niệm ý chí, nghị lực.

+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thể trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua.

+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt lên số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí, nghị lực mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống xưa và nay.

+ Bình luận:

• Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống và phê phán những biểu hiện thiếu ý chí, nghị lực (nản chí, ngại khó, yếu đuối,...).

• Liên hệ và nêu lên phương hướng rèn luyện bản thân để có sức mạnh ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

- Kết bài: Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 cánh diều bài 1: Viết, ôn tập ngữ văn 10 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com